1. Tầm quan trọng của việc có một đội ngũ gắn kết đối với một công ty/tổ chức?
Theo tôi, bất cứ tập thể nào dù là công ty kinh doanh hay tổ chức chính trị, xã hội đều cần có sự gắn kết giữa các thành viên, vì khi đó:
Đội ngũ gắn kết có giá trị và ý nghĩa to lớn vì sẽ khai phát được năng lực cá nhân, năng suất của tổ chức, khi đó tổ chức, đội nhóm đã đạt sự tin cậy cao của các thành viên, họ có thể thể hiện mình một cách thoải mái, rõ ràng, tự do, sáng tạo nhất để khai phát Tứ Năng theo mô hình của LTC tức là “đánh thức tiềm năng thành khả năng, rèn luyện khả năng thành kỹ năng và tích hợp kỹ năng tỏa sáng thành tài năng”.
Đội ngũ gắn kết phát huy được sức mạnh tập thể, từ sức mạnh và năng lực tốt của từng cá nhân, nâng cao được năng suất của tổ chức, đặc biệt là sức mạnh trí tuệ tạo ra sức cạnh tranh đặc biệt và độc đáo của tổ chức, vì khi gắn kết cao tức đã có sự đồng tâm và sẵn sàng hiệp lực, mà đã dồng tâm và hiệp lực thì chắc chắn sẽ thành công, chân lý này với con người từ đông tây kim cổ đến nay và ở đâu vẫn vậy.
Ngoài ra một đội ngũ gắn kết sẽ ảnh hưởng tốt với cộng đồng bởi các giá trị hữu hình và vô hình mà nó mang lại, sẽ là hình mẫu tốt cho các đội ngũ khác noi theo, đội ngũ gắn kết là minh chúng rõ ràng để các nhà quản lý, lãnh đạo hướng dẫn về lợi ích và con đường đi đến Gắn kết cho các đội nhóm khác chưa đạt độ gắn kết cao hay chưa đạt thành tích lớn mà họ có thể đạt được hay tạo ra.
2. Biểu hiện rõ rệt nhất của một đội ngũ gắn kết là gì? Ví dụ của anh ở các công ty anh điều hành trước đây?
Theo tôi và với đội ngũ của tôi đã và đang tham gia, hỗ trợ thì một đội ngũ gắn kết có thể thể hiện qua một số các biểu hiện sau:
Các biểu hiện rõ ràng của đội ngũ gắn kết là sự tin cậy, thân mật, chân thành, là dấn thân, chia sẻ, là những từ lóng, tiếng láy, ngôn ngữ riêng của đội nhóm, tổ chức, họ sẽ nói ít hiểu nhiều,… là không sợ người khác cười chê cái khiếm khuyết của mình vì người khác trong team sẽ vì thương yêu gắn kết mà hỗ trợ bù khuyết tức thời để cả nhóm thành công còn người có khiếm khuyết sẽ được giúp đỡ để không ngừng hoàn thiện và bù khuyết của mình.
Có thể nói tập thể gắn kết sẽ đạt 10C (theo LTC) đó là Cộng tác Chân thành, Chia sẻ Chí tình, Chính trực Chuyên Nghiệp, Chăm sóc Cảm thông, Chất lượng & Chu đáo
3. Những yếu tố nào trong tổ chức có thể làm giảm hoặc ngăn cản việc gắn kết của một đội ngũ
Tôi cho rằng có rất nhiều yếu tố, trả lời nhanh có thể nêu ra các yếu tố làm giảm hay ngăn cản quá trình gắn kết của đội ngũ nhưng có thể kể nhanh vài yếu tố Thiếu Thừa như sau:
Thiếu
- Thông tin, (thiếu tường minh về mục tiêu, giá trị,,…),
- Sự quan tâm (thiếu vị tha, lắng nghe, thấu cảm, chia sẻ )
- Sự tôn trọng, thiếu dấn thân,
- Sự chăm sóc chu đáo
- Trách nhiệm, khiêm tốn,
- Nội dung
- Nguyên tắc, hệ thống và tính nghiêm cẩn,
- Học hỏi, học hiểu, học hành, phân tích,
- Động viên, thảo luận
- Giải pháp, thiếu sáng tạo
- Hành động
- Hoàn thiện
- Thừa
- Tự tôn, tự cao, ích kỷ
- Ỷ lại, trông chờ, lười biếng, thụ động, buông thả
- Áp đặt, máy móc,
- Phòng thủ
- Bàn tán, võ đoán
- Hình thức, khoe khoang
- Tùy tiên
- Vấn đề
- Lý do để không hoàn thành nhiệm vụ, thừa đổ lỗi
- Bắt lỗi, tìm sai
- Mong cầu, đòi hỏi
- Thói quen xưa cũ, bảo thủ
4. Trong chiến lược phát triển một đội ngũ gắn kết, khác biệt trong vai trò của lãnh đạo cấp trung và cấp cao là gì trong việc phát triển một đội ngũ gắn kết? Ví dụ của anh ở các công ty anh điều hành trước đây ?
Nói đến chiến lược như đường dẫn căn bản nhất đưa ta từ hiện trạng đến mục tiêu mong muốn thì cần quan tâm đủ 6 điểm chính liên quan mật thiết và tương thông, vắn tắt có thể nêu như sau:
- Mục tiêu
- Đối tượng liên quan có ảnh hưởng đến việc đạt mục tiêu.
- Môi trường khách quan ảnh hưởng cả thuận lợi lẫn khó khăn
- Nguồn lực hiện trang cả vô hình lẫn hữu hình
- Thời hạn cần hoàn tất mục tiêu
Giải pháp và các nhóm giải pháp chính yếu trên cơ sở phân tích 5 yếu tố trên
Chúng ta phát triển đội ngũ nhân sự và cần gắn kết để tạo ra hiệu quả phát huy sức mạnh, đặc biệt ở vai trò quản lý thì ảnh hưởng c ủa mình đến nhân viên lại càng cao, nên với kinh nghiệm gần 30 năm từ trực tiếp đến gián tiếp, từ kỹ thuật đến kinh doanh, từ thi hành đến quản trị, phát triển nhiều đội ngũ cá nhân outstanding mà tôi đã và đang điều hành, tư vấn.Xin chia sẻ 1 số ý kiến và yếu tố về câu hỏi này như sau:
Bản thân từng người cần được tôn trọng và tạo điều kiện để thực hiện 10C nêu trên (theo mô hình LTC) trong tổ chức với nhau và với khách hàng.
Không chỉ suy nghĩ đòi hỏi và mong cầu mà cùng nhau hành động để tạo ra môi trường lành mạnh có tình thương yêu, có sự chia sẻ, luôn học hỏi, học hiểu và học hành.
Đảm bảo thông tin tường minh, xuyên suốt,với phương pháp và hẹ thống truyền thông tích cực
Theo định hướng LTC như sau
+ Nâng cao Nhân Cách, Năng lực cá nhân
+ Phát triển tính Năng động và Năng suất của tổ chức
Chắc chắn các ý kiến chấm phá này chưa thể đầy đủ thành chiến lược vì chiến lược cần tương thích với từng đối tượng cụ thể nhất định và môi trường, không gian, kinh tế, chính trị, xã hội và thời gian tương ứng, vậy nên, nói về chiến lược tôi xin sẽ được bàn sâu hơn trọng những lần trao đổi sau với từng trường hợp cụ thể.
5. Cụ thể, vai trò của người lãnh đạo cấp trung nên là như thế nào và quan trọng ra sao? Ví dụ của anh ở các công ty anh điều hành trước đây?
Với các đơn vị tôi đã và đang tham gia, tôi thường hướng dẫn, huấn luyện và thúc đẩy hỗ trợ, xây dựng và tạo ra các khái niệm đơn giản dễ hiểu dễn nhớ, chuyển đổi quan niệm trở nên tích cực có Trách nhiệm và Tình thương hơn của cá nhân với chính cá nhân, với đồng sự, với tổ chức,… vì mỗi con người dù vị trí nào cũng muốn và cũng cần được tôn trọng, được thương yêu,… liên tục hoàn thiện mình, cần ở trang thái liên tục Rèn Luyện, Tích cực và tôi có 1 vài chân ngôn sau đã giúp cho nhiều cộng sự, tổ chức phát triển tốt trong quá trình trưởng thành của mình cả về chuyên môn lẫn công tác quản lý, lãnh đạo và khả năng cạnh tranh, phát triển trên thương trường
Với bản thân cần
“Rèn Tâm, Luyện Lực, Tích cực Truyền thông” (chân ngôn của LTC)
Với cộng sự cần
“Nghe Kỹ, Nghĩ Sâu, Trách nhiệm nhận trước, Quyết định ra mau” (chân ngôn của LTC)
6. Cụ thể, vai trò của người lãnh đạo cấp cao nên là như thế nào và quan trọng ra sao? Ví dụ của anh ở các công ty anh điều hành trước đây?
Theo tôi, khi là người lãnh đạo thì cần có Đạo để Lãnh, có con đường và hiểu con đường (đạo) để mình có thể nhận lãnh trách nhiệm dẫn dắt đội ngũ. Là Leader thì cần phải “Lead” (dẫn dắt) chứ không “der” (Đơ Cứng nhắc), tìm việc và vấn đề của team, của tổ chức để giải quyết chứ không “Lờ đi”. Là Lãnh đạo thì ảnh hưởng của mình lại càng lớn và vai trò của mình lại càng quan trọng, do vậy mình phải được người dưới tin cậy, tin yêu, mình phải hơn người quản lý cấp trung (mà cái hơn dễ nhất đó là Trách nhiệm hơn, hy sinh hơn), tôi cũng có 1 vài định hướng, chân ngôn để chia sẻ nhanh với câu hỏi này như sau:
a. Với bản thân nên chu ý áp dụng từng phần hay thoàn phần, dựa theo các chân ngôn của LTC
- Cân bằng
- Rèn Tâm Tịnh
- Luyện Trí Minh
- Xây Khát Vọng
- Dựng chí lớn
- Giữ Tín
- Trao Tin
- Tâm mở
- Thức trống
- Thực hiện Tam Nghiệm
- Trải nghiệm
- Chứng nghiệm
- Chiêm nghiệm
- Rèn luyện thành Tài Nhân
- Rèn Tâm
- Luyện Lực
- Tích cực Truyền thông
- Tương tác Liên thông
- Gắn với Cộng đồng
b. Cần dẫn dắt đội ngũ với 1 vài gợi ý nhu sau:
Với định hướng Tam Lý của LTC
- Đúng Đạo lý
- Đầy Luận lý
- Đủ Tâm lý
- Ứng xử với cộng sự, cần rèn luyện theo chân ngôn của LTC
- Nghe Kỹ
- Nghĩ Sâu
- Trách nhiệm nhận trước
- Quyết định ra mau
Một điều may mắn và rất thú vị là dù có những khác biệt nhỏ, nhưng tôi nhìn thấy nhiều điểm tương đồng lớn với Dale Carnegie trong Triết lý và Phương pháp tiếp cận của mình với từng cá nhân và các tổ chức, điều này không chỉ giúp tôi học sâu hơn, hành sắc hơn mà hơn thế nữa còn củng cố niềm tin của mình vững chắc hơn cho sự thành công trong quá trình khai phát tứ năng, phát triển nguồn lực cho các cá nhân và tô chức mà mình có Duyên được gặp trong cuộc sống!
Luôn ý thức rằng điều mình biết luôn ít hơn điều mình chưa biết và trong giới hạn, thời gian và không gian nhất định cũng không thể trao đổi dông dài, xin được chia sẻ những quan niệm, triết lý, phương pháp,, đường dẫn,… về quản trị cho cá nhân và tập thể để liên tục hoàn thiện và tạo ra 1 đội ngũ gắn kết, rất mong được tiếp nhận các ý kiến trao đổi, hỏi đáp thêm để mỗi chúng ta trên đường hoàn thiện và khai phát Tứ Năng tạo ra giá trị và ý nghĩa cho cuộc sống!
Theo Ông Lý Trường Chiến
Chủ tịch Trí Tri Group
Cố vấn chương trình nâng cao năng lực lãnh đạo của Dale Carnegie.
Nguồn:http://kynangdaotao.com/ky-nang/vai-tro-cua-nha-lanh-dao-trong-viec-xay-dung-van-hoa-doi-ngu-gan-ket.html