Online Workshop “Tư duy Khởi nghiệp dành cho giới trẻ thời đại mới” do Cộng đồng Khởi nghiệp Huế và VNES – Mạng lưới Tình nguyện viên Hỗ trợ Khởi nghiệp tổ chức trên nền tảng Google Meet diễn ra từ 14h – 18h ngày 28/08/2020
Workshop vinh dự được Diễn giả Trần Sĩ Chương- Chuyên gia kinh tế, chiến lược phát triển doanh nghiệp, nhà đầu tư độc lập; và Diễn giả Lý Trường Chiến - Chuyên gia kinh tế về quản trị chiến lược và chuyển đổi mô hình kinh doanh, người được mệnh danh là "Ông già Noel" của các startup) “chí tình” chia sẻ cho các khách mời những giá trị cốt lõi của “Quản trị và Khởi nghiệp” trong vận hành hoạt động doanh nghiệp
TRIẾT LÝ VÀ CÁCH THỨC QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP HIỆN ĐẠI
Ông Trần Sĩ Chương: Là chuyên gia tư vấn tái cấu trúc, quản trị chiến lược và phát triển nguồn lực doanh nghiệp, sự tham gia của anh Lý Trường Chiến ngày hôm nay là một vinh hạnh cho tôi và các bạn trẻ trong Cộng đồng Khởi nghiệp Huế. Anh Chiến có khả năng truyền thông rất đặc biệt, truyền rất là thông. Vậy nên, trong quá trình anh Chiến trình bày, các bạn hãy chia sẻ những trăn trở của mình để được anh Chiến tư vấn giải quyết, giúp các bạn phần nào tránh được những vấp váp không đáng có để có tư duy tổ chức doanh nghiệp đúng đắn và đi được đường xa.
Ông Lý Trường Chiến: Trước khi nói về Quản trị Doanh nghiệp, tôi muốn nhắc lại khái niệm về khởi nghiệp. Khởi là bắt đầu, nghiệp là một sự nghiệp, một nghiệp quả. Mỗi một hành động suy nghĩ của mình đều tạo ra nghiệp cả. Ai cũng đã, đang và khởi cái nghiệp gì đó. Khởi là bắt đầu, tạo ra một nghiệp tốt, kết quả tốt. Tiếng Anh là Startup, và “up” tức là “lên”, chứ không phải là “xuống”, rời khỏi cuộc chơi
Nghĩ một cách đơn giản như vậy thì sẽ có con đường cho mình đi, có tính định hướng giúp vững tin vào con đường của mình. Đi làm công cũng là khởi nghiệp, trở thành chuyên gia tốt trong sự nghiệp của mình tốt hơn rất nhiều trong việc tạo ra một doanh nghiệp rồi loay hoay, rồi bỏ chạy.
Tùy theo năng lực và ý chí, ước mơ, hoài bão, khát vọng của mỗi người trong kỷ nguyên 4.0, yếu tố môi trường, công nghệ được đặt lên hàng đầu vì tầm ảnh hưởng nhanh chóng và sâu rộng đến nhân loại. Cho nên dù khởi nghiệp theo con đường nào chăng nữa, chỉ cần “thuận theo tự nhiên” thì cũng có thể thành công trong sự nghiệp của mình.
𝗧𝗵𝘂𝘆𝗲̂́𝘁 𝗖𝗘𝗢𝗦 𝘃𝗮̀ 𝗵𝗶̀𝗻𝗵 𝘁𝘂̛𝗼̛̣𝗻𝗴 “𝗡𝗴𝗼̂𝗶 𝗻𝗵𝗮̀ 𝗗𝗼𝗮𝗻𝗵 𝗻𝗴𝗵𝗶𝗲̣̂𝗽”
Ông Lý Trường Chiến: “Nhiều người cho rằng nền tảng của doanh nghiệp là Tiền (tức vốn đầu tư lớn) và Người (tức nguồn nhân lực). Nhưng thực tế thì chưa hẳn như vậy”.
Quản trị hiện đại đề xuất việc cấu trúc doanh nghiệp theo thuyết tư duy CEOS tương tự cấu trúc một ngôi nhà. “Ngôi nhà doanh nghiệp” có ba khối chính gồm: nền móng, trụ cột và nóc mái.
Cụ thể hơn, 𝗻𝗲̂̀𝗻 𝗺𝗼́𝗻𝗴 chính là 𝗧𝗵𝗶̣ 𝘁𝗿𝘂̛𝗼̛̀𝗻𝗴 và bốn cột trụ chống “nhà” là:
𝗖 = 𝗖𝘂𝘀𝘁𝗼𝗺𝗲𝗿𝘀: Khách hàng
𝗘 = 𝗘𝗺𝗽𝗹𝗼𝘆𝗲𝗲𝘀: Nhân viên
𝗢 = 𝗢𝘄𝗻𝗲𝗿: Lãnh đạo
𝗦 = 𝗦𝗼𝗰𝗶𝗲𝘁𝘆: Xã hội, Cộng đồng, Số đông
Nóc mái gồm 6 mảnh: 𝗦𝘂̛́ 𝗺𝗲̣̂𝗻𝗵, 𝗧𝗮̂̀𝗺 𝗻𝗵𝗶̀𝗻, 𝗠𝘂̣𝗰 𝘁𝗶𝗲̂𝘂, 𝗡𝗵𝗶𝗲̣̂𝗺 𝘃𝘂̣, 𝗖𝗮𝗺 𝗸𝗲̂́𝘁 𝘃𝗮̀ 𝗚𝗶𝗮́ 𝘁𝗿𝗶̣
Thuyết CEOS khẳng định, “thị trường” mới là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Không có thị trường, sẽ không có doanh nghiệp. Khi ngồi xuống vẽ ra “Ngôi nhà doanh nghiệp” của mình rồi, các bạn thấy thiếu yếu tố nào thì nên cố gắng bổ sung yếu tố đó. Trong kinh doanh Tiền là rất cần nhưng nếu chỉ dựa vào Tiền - Người thì dù có bao nhiêu rồi cũng tiêu tan nếu bạn không thể tạo ra được “nền móng” ngôi nhà doanh nghiệp của bạn thông qua các yếu tố này. Nhiều ý tưởng, nhiều bạn trẻ khởi nghiệp vì không vững “nền móng” này nên sau đó thất bại, trốn chui trốn nhủi vì nợ.
Ngoài ra, chúng ta còn cần lưu tâm đến triết lý “tam đối đồng hành” với: Đối nhân – Đối tác – Đối thủ để có các chiến lược, chiến thuật phù hợp.
𝗞𝗵𝗼̛̉𝗶 𝗻𝗴𝗵𝗶𝗲̣̂𝗽 𝘃𝘂̛̃𝗻𝗴 𝗯𝗲̂̀𝗻 𝗰𝗮̂̀𝗻 𝘁𝗵𝘂𝗮̣̂𝗻 𝘁𝗵𝗲𝗼 𝟱𝗛
Ông Lý Trường Chiến: Tiền thì có thể cần ở mức độ vừa đủ để duy trì sự sáng tạo cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, muốn tạo dựng được sự nghiệp to lớn, vững bền, chúng ta cần tuân theo sự hài hòa, thuận theo tự nhiên, khai thác các thành tựu của loài người thông qua 5 chữ H gồm: 𝗛𝗲𝗮𝗿𝘁 (biết yêu thương/tôn trọng), 𝗛𝗲𝗮𝗱 (có trí tuệ), 𝗛𝗮𝗻𝗱 (biết làm việc/cống hiến), 𝗛𝗲𝗮𝗹𝘁𝗵 (có sức khỏe) và cuối cùng là 𝗛𝘂𝗺𝗮𝗻, con người với đầy đủ phẩm giá.
Hãy luôn nhớ rằng, Tư duy tạo ra giá trị. Các bạn trẻ cần "𝑯𝒂̀𝒏𝒉 đ𝒐̣̂𝒏𝒈 𝒐̛̉ 𝒕𝒂̣̂𝒏 𝒄𝒖̀𝒏𝒈 𝒔𝒖𝒚 𝒏𝒈𝒉𝒊̃" vì tư duy đến tận cùng sẽ tạo ra giá trị cao nhất, giúp hành động đạt hiệu quả tốt nhất và giảm thiểu tổn thất tổn thương nhất. Quan tâm sẽ quan sát từ đó phát hiện hay tìm ra vấn đề. Tư duy suy nghĩ sẽ tìm ra giải pháp. Tư duy tới tận cùng sẽ tạo ra giá trị riêng có của mình vì Tư là Riêng, Duy là nhất, tư duy thể hiện mình và sẽ sáng tạo ra điều Riêng có Duy nhất, tạo ra giá trị.
Ông Trần Sĩ Chương: Các bạn nên biết rằng anh Lý Trường Chiến vừa “nấu cao” mấy chục quyển sách để trình bày trong mấy phút vừa rồi. Và bây giờ xin mời các bạn đặt câu hỏi cho anh Chiến nhé!
* Các Startup mới thành lập gặp rất nhiều khó khăn về nhân sự khi nhân viên cứ vào – ra liên tục. Mong anh Lý Trường Chiến chia sẻ cho Startup giải pháp và kinh nghiệm xử lý vấn nạn này?
Ông Lý Trường Chiến: Công ty dù to hay nhỏ thì nhân sự cũng vào - ra như vậy. Hãy xem đó là một cuộc chiến, có chiến binh nhập ngũ thì cũng sẽ có nhiều những chiến binh xuất ngũ và đào ngũ. Người nào kiên tâm, kiên định, có khát vọng tốt đẹp theo 5H thì người đó sẽ là người chiến thắng. Ngay cả một tập đoàn lớn như Microsoft, việc tuyển dụng một quản lý cấp trung phải mất hàng quý, hàng năm để tìm, để hiểu và để có thể thảo luận, chọn lựa. Kể cả kỹ lưỡng và cẩn thận như vậy rồi thì cũng không có gì đảm bảo người đó sẽ đồng hành với công ty suốt đời.
Nếu gặp vấn đề nhân sự, trước tiên không ngạc nhiên. Vì không phải “Tại sao tôi lại bị”, mà là ai cũng bị. Vì biến động nhân sự là một quá trình không bao giờ kết thúc nên chúng ta hãy chủ động tìm hiểu lý do, làm quen, thích ứng và sau đó là làm chủ vấn đề. Cách giải quyết gốc rễ vẫn là sự quan tâm sâu sắc đến từng người, tư duy tích cực, thảo luận chí tình với những người liên quan và chuyên gia trong lĩnh vực mình cần tìm hiểu sẽ tìm ra được cách thông minh để giải quyết.
Ông Trần Sĩ Chương: Tôi xin bổ sung thêm ý của anh Chiến. Có mấy phạm trù ở đây cần làm rõ thêm rằng, dù là một tổ chức, công ty, một pháp nhân cụ thể hay chỉ là cá nhân thì con người sống với nhau là phải có “tình người”, đàng hoàng, đúng lễ. Nói cái gì phải có cái đó, đừng làm cái gì mà mình không muốn họ làm với mình. Hai, để tuyển được đúng người đúng việc, người lãnh đạo phải có “tầm nhìn” và truyền đạt được rõ ràng “tầm nhìn” với những người liên quan. Chỉ khi chia sẻ và đồng thuận về tầm nhìn mới tạo ra yếu tố bền vững. Phải mang lại cho nhân sự doanh nghiệp lòng tin mình đảm bảo được công ăn việc làm, thu nhập của người ta, để người ta đóng góp trên cả mức mong đợi của họ. Khi sống thật và chia sẻ được mục tiêu đến với nhau sẽ tạo ra cái nghĩa – cái tình để nhân viên đồng lòng cùng công ty đi lên.
Ông Lý Trường Chiến: Là doanh chủ, các bạn cần nhất là tinh thần dấn thân và sự nhận lãnh trách nhiệm hơn người khác. Doanh chủ, nhiệm vụ của bạn phải trả lương cho tất cả những người liên quan theo thứ tự: nhân viên từ thấp nhất trở lên nhận trước, sau đó đến nhà cung ứng, và lương của mình là khoản được trả cuối cùng. Như anh Chương chia sẻ, là doanh chủ/doanh nhân, các bạn phải giữ được 4 đạo lý :
1. Giữ gìn đạo lý lợi ích của mình không xâm phạm lợi ích người khác
2. Hưởng thụ trên chính sức lao động của mình (cơ bắp, trí óc, phối hợp)
3. Tổ chức dù nhỏ (2 người) hay lớn (hàng trăm người) cần phải luôn đảm bảo 𝟯𝗖 “𝗖𝗼̂𝗻𝗴 𝘁𝗮̂𝗺 – 𝗖𝗼̂𝗻𝗴 𝗯𝗮̆̀𝗻𝗴 – 𝗖𝗼̂𝗻𝗴 𝗸𝗵𝗮𝗶”. Không đánh đồng mọi người như nhau. Tuân thủ nguyên tắc “làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít”.
4. Làm tốt công tác truyền thông, chia sẻ tầm nhìn - khát vọng - ước mơ để tập hợp sức mạnh. Phải có luận lý xung quanh các dữ liệu, kết quả. Ứng xử phù hợp với trạng thái tâm lý của người xung quanh.
Ngoài ra, để làm tốt công tác quản trị nguồn nhân lực, các bạn nên “nấu cao” 4 điểm này:
+ Phải có mục tiêu về đào tạo và quản lý con người rõ ràng.
+ Đưa ra miêu tả, yêu cầu cụ thể cho từng vị trí để nhân viên tâm phục khẩu khục về lộ trình thăng tiến
+ Luôn chuẩn bị trước về Văn hóa ứng xử, luôn kiểm soát được lượng nhân viên gia nhập cũng như xin nghỉ tại Công ty mình.
CEO 4.0 hay Lãnh đạo Tỉnh Thức 4.0 cần đảm bảo nguyên tắc Tứ Lý gồm: suy nghĩ kêu gọi và dẫn dắt đội ngũ đúng Đạo Lý, Thuyết Phục Truyền thông đối tượng đủ Luận Lý, đối nhân xử thế đầy Tâm Lý và chia sẻ Viễn kiến Tầm nhìn, Lợi ích Hoạt động và Ảnh hưởng xa Vạn Lý (thị trường toàn cầu, năng lực quốc tế, think Global act Local, Path to Growth World Class level)
Dù đại dịch Covid - 19 đang làm thay đổi mọi mối quan hệ trên toàn cầu, và chắc chắn chúng ta không thể quay trở lại trạng thái bình thường cũ. Nhưng chúng ta sẽ có trạng thái bình thường mới và tạo lập, liên kết ra những chuỗi cung ứng mới chứ không mất đi chuỗi cung ứng. Ví dụ như buổi nói chuyện xuyên quốc gia hôm nay.
* Bạn Trần Anh Hiền: Là Startup, em khá loay hoay với việc đưa sản phẩm của mình ra thị trường. Mong được anh Chiến và anh Chương chia sẻ một số kinh nghiệm Quản trị truyền thông cho sản phẩm mới?
Ông Lý Trường Chiến: Nhiều người tưởng “cứ truyền sẽ thông”, nhưng không phải vậy. Không phải cứ muốn truyền là thông mà phải thấu cảm, thấu hiểu được đối tượng. Khi đó sẽ chọn được đúng lúc họ cần, đúng từ họ thích, đúng số lần họ muốn, và đúng kênh họ có.
Như khi bạn châm nước vào chai, nên tùy vào cái cổ chai để có cách đổ nước phù hợp. Ngày nay các bạn làm truyền thông thuận lợi hơn thế hệ của tôi cách đây hơn 30 năm. Trước chỉ có truyền hình, còn nay có mạng xã hội, internet nên chi phí cho truyền thông vừa rẻ hơn lại vừa dễ dàng tạo ra tác động lớn, hiệu ứng lan tỏa nhanh. Hãy tận dụng CNTT, chọn kênh, phương pháp, ngôn từ, ý nghĩa để xây dựng câu chuyện theo mức độ mà bạn hiểu và thấu cảm đến đối tượng cần truyền thông, khi đó bạn sẽ tạo ra chiến lược truyền thông hiệu quả.
Một trong những bệnh các bạn trẻ mắc phải là “bán cái mình thích” chứ không “bán cái người khác cần”. Bất kỳ ai tranh luận trái ý mình liền xem như họ không biết. Nhưng có một sự thực là điều mình chưa biết nhiều hơn điều mình biết. Chịu khó lắng nghe quan sát thì các bạn sẽ thành công hơn là tư duy một chiều duy ý chí.
* Bạn Hồ Anh Thư: Mong hai anh chỉ rõ giúp em sự khác biệt giữa Quản trị và Quản lý trong vận hành doanh nghiệp?
Ông Lý Trường Chiến: Đầu tiên, chúng ta sẽ phân biệt từ khái niệm. “Quản trị” là cách để xác lập con đường tới mục tiêu, tức chiến lược còn “Quản lý” là thực thi và chọn đi trên con đường nào để đến được mục tiêu đó. Trong công việc, Quản lý sẽ thiên nhiều về lập và đo lường kế hoạch.
Giữa Quản trị và Quản lý thường kết nối bởi vị Giám đốc Điều hành - CEO. HĐQT đưa ra chiến lược, CEO chuyển hóa chiến lược đó thành phương pháp hành động và vận hành để đạt mục tiêu kinh doanh.
Hoặc, Quản trị đưa ra cách đạt mục tiêu bao gồm khen thưởng xử phạt. Quản lý sử dụng luận lý, phương pháp “How to” và quản một cách có lý để người khác tin và theo.
Tuy nhiên, quy luật vĩ đại nhất của thiên nhiên là quy luật cân bằng. Bạn cần biết khi nào nên vận dụng quản trị, khi nào vận dụng quản lý, như quy luật cân bằng âm dương. Có núi cao sẽ có biển sâu, có ngày thì có đêm, có xanh thì có đỏ... căn cứ vào đó để có hành động phù hợp.
Ông Trần Sĩ Chương: Đây là những khái niệm cơ bản, cực kỳ quan trọng. Trong giai đoạn đầu khởi nghiệp dân chủ thường phải vật vã với những vấn đề quản lý, điều hành công việc hằng ngày làm sao cho có hiệu quả tối ưu. Ít ai hiểu khái niệm quản trị. Vì không hiểu cho nên không thấy nó quan trọng và cũng không đầu tư tâm sức xây dựng một hệ thống quản trị nghiêm túc đảm bảo cho sự phát triển bền và vững. Quản trị là “Đảm bảo kỷ cương”, làm sao để tổ chức hoạt động như ý với rủi ro chết người phải thấp nhất có thể được. Một doanh nghiệp có một hệ thống quản trị tốt thì dù có lúc quản lý không được tốt thì xác suất cao vẫn có thể tồn tại được. Có những triều đại phong kiến kéo dài ba bốn trăm năm dù có lúc có những ông vua không ra gì đều vì có “kỷ cương”. Nhưng một doanh nghiệp dù được quản lý tốt nhưng không có hệ quản trị đúng chuẩn thì không thể đi xa được. Doanh nghiệp càng lớn, sức ly tâm càng cao, nếu không có kỷ cương thì dù có “ôm” doanh nghiệp đến đâu cũng sẽ khó tránh khỏi tan rã.
Ông Lý Trường Chiến: Quản trị quan trọng vì nó xác lập nguyên tắc kỷ cương, xác lập con đường mình đi đến đâu, đi bằng cách nào. Và trên con đường đó mình cần phải làm những việc gì và làm việc đó như thế nào. Nên làm đúng, làm đến tận cùng mọi hành động – suy nghĩ từ ban đầu thì về sau sẽ đỡ trả giá cho các hậu quả xấu, lại giúp mình tiết kiệm công sức, thời gian, tiền bạc cho chuyện sửa sai.
Diễm Châu biên tập
Link Fb: https://www.facebook.com/nguyenthidiemchau