Ông Lý Xuân Hải, Chuyên gia kinh tế, Trưởng ban chiến lược HAGL cho rằng, không có mô hình quản trị hữu hiệu cho một doanh nghiệp, mỗi giai đoạn khác nhau thì cần có mô hình quản trị để phù hợp với quy mô, môi trường kinh doanh, đối thủ cạnh trạnh và sự phát triển. Thông thường, khoảng 3-5 năm thì mô hình quản trị cần phải xem lại và hay đổi.
Tại hội thảo "Hiểu đúng quản trị phát triển bền vững" mới đây, chia sẻ quan điểm về quản trị doanh nghiệp, ông Lý Xuân Hải, Chuyên gia kinh tế, Trưởng ban chiến lược CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) cho rằng: "Mỗi hoạt động liên quan đến doanh nghiệp được dẫn dắt bởi một số câu hỏi chính, đó là doanh nghiệp thành lập để làm gì, sứ mệnh của tổ chức. Và khi chúng ta làm cái nào đó thì chúng ta sẽ đạt được cái gì, và để đạt được tầm nhìn ấy, chúng ta có có tư duy hành động, triết lý như thế nào".
Mỗi giai đoạn khác nhau, doanh nghiệp cần có mô hình quản trị phù hợp
Theo ông Hải, quá trình thực hiện chiến lược, mục tiêu, con người cần phải có chiến thuật, mưu mẹo.
Khái niệm quản trị được hiểu là hoạt động bao trùm từ chiến lược, thành lập doanh nghiệp để làm gì và dựa trên nguyên tắc nào để hành động.
"Có thể có người trả lời đúng 99 lần liên tục nhưng đến câu 100 thì có thể sai như bình thường. Vậy nên cũng có không ít doanh nghiệp từ khi thành lập đã phát triển như vũ bão nhưng lại đột ngột biến mất một cách không thể lý giải được", ông Hải ví von.
Trong khái niệm về quản trị, ông Hải nhấn mạnh về chiến lược, bởi chiến lược là khâu kết nối giữa quản trị và điều hành, vô cùng quan trọng.
Theo Trưởng ban chiến lược HAGL, quản trị được hiểu là việc xây dựng tổ chức, bao gồm những thành phần tạo nên doanh nghiệp, mỗi thành phần có trách nhiệm và chức năng khác nhau.
Sự thành công của quá khứ chưa bao giờ đảm bảo cho thành công trong tương lai
Một vấn đề ông Hải muốn nhắc đến khi nói về quản trị là luồng đi thông tin trong doanh nghiệp, ai sẽ là người tiếp nhận và xử lý thông tin. Luồng thông tin là cơ chế ra quyết định và cơ chế giải quyết mâu thuẫn.
Mặt khác, trong quá trình xây dựng, hình ảnh doanh nghiệp bên ngoài đó là thương hiệu và giá trị cổ phiếu mà cổ đông nắm giữ cũng rất quan trọng.
Theo ông Hải, người làm quản trị giỏi là người có thể quản lý tốt bộ máy, thực hiện đúng theo ý chí của họ, có thể loại trừ những rủi ro ngắn và dài hạn.
Song, ông Hải cho rằng, sẽ không có mô hình quản trị hữu hiệu cho một doanh nghiệp, mỗi giai đoạn khác nhau thì cần mô hình quản trị phù hợp với quy mô, môi trường kinh doanh, đối thủ cạnh trạnh, sự phát triển.
"Thông thường khoảng 3 - 5 năm, mô hình quản trị của doanh nghiệp cần phải xem lại. Như vậy, không có mô hình nào áp dụng cho chính một doanh nghiệp mãi mãi và phải thay đổi".
"Chính vì vậy, người có quyền quyết định thay đổi mô hình quản trị cần có sự tỉnh tảo để đánh giá sự thay đổi. Một trong những yếu tố đảm bảo cho sự thành công của mô hình quản trị là khả năng chấp nhận sự thay đổi, sẵn sàng thay đổi. Và nếu không quản lý được sự thay đổi, không sớm thì muộn sẽ gặp vấn đề rất lớn", ông Hải nhấn mạnh.
Ông Lý Xuân Hải: Không có mô hình quản trị doanh nghiệp nào là mãi mãi - Ảnh 1.
Theo cựu banker này, nhiều doanh nghiệp lúc nào cũng kêu gọi muốn thay đổi nhưng khó nhất là thay đổi tư duy lãnh đạo, bởi họ dựa trên những nguyên tắc và sự thành công trong quá khứ của mình.
"Đừng quá tự tin về những thành công trong quá khứ. Sự thành công của quá khứ chưa bao giờ đảm bảo cho thành công ở tương lai", lời ông Hải.
Bên cạnh đó, nói về quản điểm quản trị doanh nghiệp, tại hội thảo, ông Lý Trường Chiến, Chuyên gia tư vấn quản trị, đồng thời là Thành viên HĐQT độc lập Yeah1, cho rằng cần phải xác định được điểm yếu của một mắc xích; và tổ chức cũng giống như mắc xích, phải tìm được điểm yếu, điểm thông lượng tổ chức đó.
"Chẳng hạn trước nhu cầu thị trường lớn, chúng ta sản xuất và chắc chắn bán được hàng; nhưng nếu khâu đóng gói bị tắc nghẽn, ngoài kia cầu lớn cũng chẳng thế phân phối sản phẩm được, ông Chiến lý giải. Và do đó, doanh nghiệp cần có quản trị rủi ro vì rủi ro luôn phát sinh, và quản trị là thứ mà làm xuyên suốt, và ngày càng phải được cải thiện.
Ông Lý Xuân Hải, Chuyên gia kinh tế, Trưởng ban chiến lược HAGL cho rằng, không có mô hình quản trị hữu hiệu cho một doanh nghiệp, mỗi giai đoạn khác nhau thì cần có mô hình quản trị để phù hợp với quy mô, môi trường kinh doanh, đối thủ cạnh trạnh và sự phát triển. Thông thường, khoảng 3-5 năm thì mô hình quản trị cần phải xem lại và hay đổi.
Tại hội thảo "Hiểu đúng quản trị phát triển bền vững" mới đây, chia sẻ quan điểm về quản trị doanh nghiệp, ông Lý Xuân Hải, Chuyên gia kinh tế, Trưởng ban chiến lược CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) cho rằng: "Mỗi hoạt động liên quan đến doanh nghiệp được dẫn dắt bởi một số câu hỏi chính, đó là doanh nghiệp thành lập để làm gì, sứ mệnh của tổ chức. Và khi chúng ta làm cái nào đó thì chúng ta sẽ đạt được cái gì, và để đạt được tầm nhìn ấy, chúng ta có có tư duy hành động, triết lý như thế nào".
Mỗi giai đoạn khác nhau, doanh nghiệp cần có mô hình quản trị phù hợp
Theo ông Hải, quá trình thực hiện chiến lược, mục tiêu, con người cần phải có chiến thuật, mưu mẹo.
Khái niệm quản trị được hiểu là hoạt động bao trùm từ chiến lược, thành lập doanh nghiệp để làm gì và dựa trên nguyên tắc nào để hành động.
"Có thể có người trả lời đúng 99 lần liên tục nhưng đến câu 100 thì có thể sai như bình thường. Vậy nên cũng có không ít doanh nghiệp từ khi thành lập đã phát triển như vũ bão nhưng lại đột ngột biến mất một cách không thể lý giải được", ông Hải ví von.
Trong khái niệm về quản trị, ông Hải nhấn mạnh về chiến lược, bởi chiến lược là khâu kết nối giữa quản trị và điều hành, vô cùng quan trọng.
Theo Trưởng ban chiến lược HAGL, quản trị được hiểu là việc xây dựng tổ chức, bao gồm những thành phần tạo nên doanh nghiệp, mỗi thành phần có trách nhiệm và chức năng khác nhau.
Sự thành công của quá khứ chưa bao giờ đảm bảo cho thành công trong tương lai
Một vấn đề ông Hải muốn nhắc đến khi nói về quản trị là luồng đi thông tin trong doanh nghiệp, ai sẽ là người tiếp nhận và xử lý thông tin. Luồng thông tin là cơ chế ra quyết định và cơ chế giải quyết mâu thuẫn.
Mặt khác, trong quá trình xây dựng, hình ảnh doanh nghiệp bên ngoài đó là thương hiệu và giá trị cổ phiếu mà cổ đông nắm giữ cũng rất quan trọng.
Theo ông Hải, người làm quản trị giỏi là người có thể quản lý tốt bộ máy, thực hiện đúng theo ý chí của họ, có thể loại trừ những rủi ro ngắn và dài hạn.
Song, ông Hải cho rằng, sẽ không có mô hình quản trị hữu hiệu cho một doanh nghiệp, mỗi giai đoạn khác nhau thì cần mô hình quản trị phù hợp với quy mô, môi trường kinh doanh, đối thủ cạnh trạnh, sự phát triển.
"Thông thường khoảng 3 - 5 năm, mô hình quản trị của doanh nghiệp cần phải xem lại. Như vậy, không có mô hình nào áp dụng cho chính một doanh nghiệp mãi mãi và phải thay đổi".
"Chính vì vậy, người có quyền quyết định thay đổi mô hình quản trị cần có sự tỉnh tảo để đánh giá sự thay đổi. Một trong những yếu tố đảm bảo cho sự thành công của mô hình quản trị là khả năng chấp nhận sự thay đổi, sẵn sàng thay đổi. Và nếu không quản lý được sự thay đổi, không sớm thì muộn sẽ gặp vấn đề rất lớn", ông Hải nhấn mạnh.
Ông Lý Xuân Hải: Không có mô hình quản trị doanh nghiệp nào là mãi mãi - Ảnh 1.
Theo cựu banker này, nhiều doanh nghiệp lúc nào cũng kêu gọi muốn thay đổi nhưng khó nhất là thay đổi tư duy lãnh đạo, bởi họ dựa trên những nguyên tắc và sự thành công trong quá khứ của mình.
"Đừng quá tự tin về những thành công trong quá khứ. Sự thành công của quá khứ chưa bao giờ đảm bảo cho thành công ở tương lai", lời ông Hải.
Bên cạnh đó, nói về quản điểm quản trị doanh nghiệp, tại hội thảo, ông Lý Trường Chiến, Chuyên gia tư vấn quản trị, đồng thời là Thành viên HĐQT độc lập Yeah1, cho rằng cần phải xác định được điểm yếu của một mắc xích; và tổ chức cũng giống như mắc xích, phải tìm được điểm yếu, điểm thông lượng tổ chức đó.
"Chẳng hạn trước nhu cầu thị trường lớn, chúng ta sản xuất và chắc chắn bán được hàng; nhưng nếu khâu đóng gói bị tắc nghẽn, ngoài kia cầu lớn cũng chẳng thế phân phối sản phẩm được, ông Chiến lý giải. Và do đó, doanh nghiệp cần có quản trị rủi ro vì rủi ro luôn phát sinh, và quản trị là thứ mà làm xuyên suốt, và ngày càng phải được cải thiện.
Thu Hoài
Theo Kinh tế & Tiêu dùng