0915.489.819
Trang chủ
Giới thiệu
Lĩnh vực hoạt động
Tin tức
Tuyển dụng
Liên hệ
EN
Trang chủ
Tin tức
Cách dạy con "không thành công cũng thành danh" của Lý Quang Diệu
1. Dạy con giá trị của việc tiết kiệm
Sinh thời, ông Lý Quang Diệu luôn dạy các con mình biết tiết kiệm dù sống trong một gia đình chính khách trung lưu. Ông dạy các con mình trân trọng tất cả mọi thứ mà các con có trong cuộc sống: một ngôi nhà ấm cúng để sống, nhu yếu phẩm để dùng như quần áo, thực phẩm và nước. Mặc dù rõ ràng là các con của ông dư sức sống một cuộc sống thoải mái, vương giả, nhưng ông bà Lý luôn luôn dạy con về tầm quan trọng của việc tiết kiệm từ khi còn nhỏ. “Mặc dù gia đình khá giả, nhưng bố mẹ dạy dỗ 3 anh em tôi phải thật tiết kiệm. Nếu một trong ba đứa mà để vòi nước vẫn nhỏ giọt, điện vẫn sáng hoặc điều hòa vẫn mở khi ra khỏi phòng thì sẽ bị phạt rất nặng”, tiến sĩ Lý Vỹ Linh, con gái của cố thủ tướng Lý Quang Diệu chia sẻ với tạp chí The Straits Times. “Lên lớp 3, tôi đã phải tự đi xe bus đến trường. Cha tôi không cho phép người giúp việc đưa các con đến lớp, cũng như không đồng ý có xe đưa đón riêng cho các con”, thủ tướng Lý Hiển Long chia sẻ.
Thông qua việc thiết lập các quy tắc cơ bản như thế này cho bọn trẻ, người cha vĩ đại ấy đã giúp các con phát triển ý thức về lòng biết ơn bên cạnh việc giảng dạy cho các con về giá trị của đồng tiền, điều mà rất nhiều gia đình khá giả ở Việt Nam không làm được vì chỉ muốn thể hiển sự giàu có, tiện nghi và thừa tiền của.
2. Đối xử với tất cả mọi người với sự tôn trọng
Một trong những điều quan trọng nhất cần dạy trẻ em, đó là tất cả mọi người - bất kể tình trạng gia đình của họ hoặc hoàn cảnh sống - đều xứng đáng được đối xử tôn trọng.
Tiến sĩ Lý Vỹ Long - con gái cố thủ tướng Lý Quang Diệu - kể lại: “Trong thực tế, cha mẹ tôi luôn dặn ba anh em tôi ‘không nên được cư xử như con cái của thủ tướng’. Ông bà luôn mong cho 3 đứa con của mình có tuổi thơ bình thường chứ không muốn chúng tôi nhận được
bất kỳ một ưu đãi
nào. Thậm chí khi được người khác hỏi cha làm gì, tôi cũng chỉ nói rằng ông làm việc cho nhà nước. Kết quả là, chúng tôi đối xử với tất cả mọi người - những người bạn, người lao động và các bộ trưởng nội các - với sự tôn trọng như nhau”. “Nhân viên an ninh của cha tôi cũng trở thành bạn bè của chúng tôi”, bà Long khẳng định.
Điều này khác với trẻ em Việt Nam, cha mẹ có xu hướng dạy cho trẻ phân biệt đối xử: thiếu tôn trọng với các bác lao công, người giúp việc, hoặc những người nghèo.
3. Thưởng thức những thú vui đơn giản của cuộc sống
Lý Quang Diệu cho rằng, không cần phải quá tốn kém lựa chọn những món đồ chơi đắt tiền để tặng các con trong những dịp lễ để thể hiện tình yêu của cha mẹ. Trong thực tế, ông bà Lý chọn cách dẫn các con đi công viên vui chơi để mang đến cho các con những niềm vui và nụ cười - và các con của ông bà Lý ghi nhớ những khoảnh khắc đặc biệt như thế trong nhiều năm.
Ký ức tuổi thơ tuyệt vời của thủ tướng đương nhiệm Lý Hiển Long bao gồm những kỳ nghỉ ngắn ngày với các hoạt động thư giãn cùng gia đình. Ông nhớ, khi ông được năm hay sáu, cha của ông đưa ba anh em đến Tanglin Halt vào buổi tối. “Đối vơi tôi, đó là một trải nghiệm vô cùng thú vị”, thủ tướng Lý Hiển Long nhớ lại.
Khi Lý Quang Diệu có cháu nội, ông thường cho chúng đi chơi cùng mình vào buổi tối khi ông đi dạo. Vào dịp cuối tuần, ông sẽ dẫn chúng đi thăm vườn thú, các trung tâm khoa học và nhiều nơi khác nữa.
4. Đừng đặt áp lực không cần thiết lên con cái
Các bậc cha mẹ ở đất nước Singapore luôn mong đợi về triển vọng và thành tựu của các con mình. Mặc dù đều này cũng tích cực vì đã góp phần khuyến khích con cái nhận ra tiềm năng của chính mình, nhưng trẻ em cũng có quyền tận hưởng tuổi thơ trước khi phải đối phó với các quyết định cuộc sống phức tạp như người lớn.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Lý Hiển Dương, người con trai út của Lý Quang Diệu, cho biết: “Tôi nghĩ rằng các bậc cha mẹ tốt nhất nên đứng ở vai trò quản lý và hướng dẫn con cái nhưng đừng làm cho chúng cảm thấy bị ràng buộc hay áp đặt”. Lý Hiển Dương miêu tả cha là người luôn theo sát những gì các con làm. Ông cũng cho con lời khuyên về trường đại học nhưng cuối cùng sẽ để tự con quyết định.
Đồng thời, Thủ tướng Lý Hiển Long và em gái của mình, Lý Vỹ Long, chia sẻ rằng mặc dù cha của họ là thủ tướng nhưng họ không bị gây áp lực phải nổi trội trong trường. “Tôi không phải là học sinh giỏi nhất trong lớp hoặc trong trường. Với cha mẹ tôi, miễn là tôi làm hết khả năng của mình là họ hài lòng”, Lý Hiển Long chia sẻ.
5. Luôn luôn tin vào những giấc mơ (ước mơ) của con
Đã bao giờ bạn chứng kiến cô con gái cưng của mình nói với bạn về giấc mơ? Hôm nay cô bé ước được trở thành bác sĩ, ngày mai bé ước là một phi hành gia. Trong những trường hợp này, bạn phản ứng thế nào trước những thay đổi chóng mặt của con về khát vọng, ước mơ trong cuộc sống?
Riêng Lý Quang Diệu, ông chọn cách rất riêng: Khi các con cho cha mẹ thấy chúng quan tâm đến một cái gì đó, hãy làm tất cả những gì bạn có thể để giúp con theo đuổi ước mơ.
Lý Hiển Long cho biết ông là một ví dụ hoàn hảo của việc này. Khi ông quyết định học nhạc, cha mẹ ông đã sắp xếp cho ông tham dự lớp học. Từ việc học nhạc, ông đã quyết định chơi kèn clarinet trong ban nhạc, và sau đó lại quan tâm đến kèn tuba.
Bạn có thể làm tương tự cho con cái của bạn không? Những giấc mơ của các con luôn luôn là nghiêm túc - cho dù thỉnh thoảng chúng có thay đổi. Ai biết được, những ước mơ bé mọn này có thể là sự khởi đầu của một con đường sự nghiệp thành công trong tương lai?
6. Tôn trọng đối với người lớn tuổi
Một trong những giá trị quan trọng nhất của các bậc cha mẹ châu Á đang dần bị thu hẹp trong rất nhiều gia đình hiện đại, đó là là sự cần thiết phải
yêu thương
và tôn trọng người lớn tuổi và các thành viên khác trong gia đình.
Theo thủ tướng Lý Hiển Long, mặc dù ba anh em ông lớn lên trong một gia cảnh thoải mái, là con của thủ tướng, nhưng tất cả đều được dạy
cách cư xử tốt
và lễ phép với các bậc tiền bối. “Tôi nghĩ rằng đó là một trong những điều mà các bậc phụ huynh hiện đại cần xem trọng và nghiêm khắc hơn”, ông nói.
Tỏ lòng kính trọng thực sự là một quy tắc vô giá để dạy cho các con cư xử phải đạo với các bậc cha chú trong gia đình. Bạn cũng có thể dạy con mình điều này bằng cách chính bạn luôn tỏ ra hiếu kính với cha mẹ, ông bà và những người lớn tuổi xung quanh.
7. Có mặt trong cuộc sống của con
Phát biểu về Lý Quang Diệu trong vai trò của một người cha, thủ tướng Lý Hiển Long cho biết: “Bố tôi là người nghiêm khắc, một người cha tốt. Mẹ tôi là người quán xuyến phần lớn công việc gia đình bởi bố tôi luôn bận rộn với sự nghiệp chính trị và trách nhiệm của một nhà lãnh đạo. Nhưng khi các con cần, ông luôn ở đó”. Lý Hiển Long xúc động nói: “Trong những thời điểm khủng hoảng về sức khỏe, ông ấy vẫn là người quan trọng trong gia đình. Mỗi khi tôi cần bố, ông luôn có mặt. Ông luôn ở bên cạnh
hỗ trợ con cái
”.
Lý Hiển Long cũng chia sẻ về việc cha mẹ ông đã luôn giữ liên lạc với con cái của mình, ngay cả khi họ cũng đang di chuyển trên các cuộc hành trình. “Bố không có nhiều thời gian để nói chuyện với chúng tôi. Do đó, khi chúng tôi đi vắng, bố đã viết thư cho chúng tôi. Lá thư của ông sẽ được đánh máy vào bất cứ lúc nào, bất cứ khi nào ông có thời gian. Sau đó ông sẽ đọc và sửa các phiên bản đánh máy, ký tên, và có thể có một hoặc hai đoạn tái bút ở cuối văn bản trước khi gửi cho tôi. Còn mẹ thì viết thư cho chúng tôi hàng tuần. Và chúng tôi viết thư trả lời bố mẹ. Tất cả các bức thư vẫn được lưu trữ”.
Vì vậy, cho dù bạn rất bận rộn, nhưng hãy đừng đi ngay mà dành vài phút để ngồi xuống và nói chuyện với các con để xem một ngày của con trải qua như thế nào, con định làm gì hôm nay? Đây cũng là một cơ hội tuyệt vời để bạn gắn kết với con cái và dành cho các con lời khuyên để đối phó với những thách thức mà con đang phải đối mặt.
8. Tạo cảm hứng cho con vượt khó
Bằng cách quan sát cha của mình tại nơi làm việc, thủ tướng Lý Hiển Long lây cảm hứng từ cha mình về cách làm việc chăm chỉ. “Chỉ cần nhìn cách ba chiến đấu, làm việc và vật lộn với tất cả các vấn đề nảy sinh cùng các thách thức, tôi nghĩ rằng đó là một nguồn cảm hứng tuyệt vời”, ông chia sẻ.
Một ví dụ tuyệt vời mà thủ tướng Lý Hiển Long nhớ mãi, đó là cách ông Lý Quang Diệu rèn luyện tiếng phổ thông (Mandarin) của mình bằng cách lắng nghe từ băng, thực hành với giáo viên và tiếp tục nghe lại băng một lần nữa. Năm 1978, Lý Quang Diệu mở cuộc vận động người dân Singapore nói tiếng Hoa phổ thông (Mandarin) thay vì dùng cả 7 phương ngữ khác nhau của miền nam Trung Quốc. Mandarin được dạy trong nhà trường với tư cách là “tiếng mẹ đẻ đầu tiên” (bên cạnh tiếng Anh là ngôn ngữ hành chính), thay vì chỉ là “ngôn ngữ thứ hai” như hồi 1965. Ông rèn tiếng phổ thông vào cả trong những ngày cuối tuần. Thói quen này theo ông đến lúc về già vì ông không cho phép mình lãng quên với ngôn ngữ mẹ đẻ.
Bạn có thể dạy con bạn rằng những việc công khó khăn sẽ được đền đáp xứng đáng nếu không ngừng cố gắng. Hoàn thành nhiệm vụ khó khăn mang lại sự hài lòng nhiều hơn, và những nhiệm vụ khó khăn luôn đi kèm với phần thưởng phong phú.
9. Đừng bám víu vào quá khứ
Cuộc sống không bao giờ là hoàn hảo, và có những yếu tố khách quan khiến mọi thứ không đi theo con đường mà chúng ta vạch trước. Mặc dù vậy, điều quan trọng là hãy dạy cho các con bạn nhìn về phía trước - thay vì luyến tiếc quá khứ.
Lý Quang Diệu không bao giờ phải là một vật lộn với những khái niệm “nếu…”, “có thể là…”. Lý Quang Diệu không cho phép cho sự hối tiếc và luôn xác định rằng hối tiếc là hiện thân của nhút nhát.
10. Hy sinh là điểm khởi đầu của thành công
Thủ tướng Lý Hiển Long từng nói rằng ông ngưỡng mộ cha mình đã làm những công việc khó khăn và hy sinh vì lợi ích của đất nước. "Từ đống tro tàn của sự chia rẽ, bố tôi đã dựng xây lên một quốc gia. Ông đã xây dựng Singapore thành môt quốc gia an toàn, một đảo quốc sạch đẹp và không có tham nhũng. Ông đã cống hiến và hi sinh, để xây dựng đất nước phát triển bền vững hơn và tạo ra sự đổi thay cho người dân Singapore”. Em trai của ông, Lý Hiển Dương cũng chia sẻ rằng cha của họ “luôn luôn hướng về những lợi ích tốt nhất của đất nước,
Singapore luôn ở trong tim ông”.
Bạn cũng có thể dạy con cái mình về chuyện sự hi sinh cần thiết của bản thân vì lợi ích của những người mà chúng ta quan tâm. Điều quan trọng nhất không phải là những gì "làm cho tôi hạnh phúc" - mà là, “tôi đã làm gì để cuộc sống của người khác tốt hơn”.
(Theo
http://sg.theasianparent.com
)
Bài viết khác
11.09.2015
Làm việc cho một công ty càng lâu, bạn càng ít được tăng lương
10.09.2015
Kiến thức về biển hiệu doanh nghiệp
08.09.2015
Bí quyết PHỎNG VẤN TUYỂN DỤNG đạt "Tam Đúng: Đúng Người - Đúng Việc - Đúng Giá trị
08.09.2015
Học tập cần phải bền bỉ và kiên nhẫn
30.08.2015
Hội thảo về "Chiến lược xây dựng một đội ngũ gắn kết" 11_9_2015.
26.08.2015
Chọn nhân tài giữa “đám đông”
20.08.2015
Nhà sáng lập Alibaba bàn về tuyển dụng
30.07.2015
Mô hình kinh doanh Canvas của Google, Facebook là gì?
30.07.2015
9 Điều người thành công 'kiêng kị' không bao giờ 'động vào'
«
‹
20
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
›
»