Pyrros là một chiến binh nổi tiếng xứ Ipiros thời Hy Lạp cổ đại. Trận nào ngài cũng thắng nhưng với cái giá rất đắt. Khi bên địch chết hết, cũng là lúc chỉ còn mình ngài ngáp ngáp được viện binh khiêng về. Điều đáng nói là trận sau cũng được đánh đấm y chang như trận trước mà không hề có sự đổi mới nào. Trước khi lìa dương thế ngài than trời: “Chiến thắng kiểu này khác nào chiến bại. Cũng tại Ta không biết liên tục hoàn thiện công việc!”
Không ít doanh nhân/doanh chủ luôn cho rằng mình chiến thắng, vì nhiều khảo sát đều cho kết quả là bộ lạc ta thuộc nhóm lạc quan nhất, nhưng với tinh thần lạc quan của Donquiote và chiến thắng kiểu Pyrros, tức sau mỗi lần chiến thắng trên thương trường là càng tổn thất nặng nề và tiến gần hơn đến cửa tử. Hay vừa chiến thắng xong, chỉ vì một cơn gió hay đi qua vũng nước loạng choạng mà lại có … tin buồn. Nguyên nhân là do không có sự liên tục hoàn thiện công việc, không tích lũy kiến thức và làm giàu kỹ năng, không biết phát huy kế thừa lao động quá khứ, không biết Phát huy Mạnh, Khắc phục Yếu, Tranh thủ Cơ, Phòng tránh Nguy nhằm thích ứng với sự thay đổi.
6R - một công cụ trong cẩm nang kinh doanh do LTC, Trí Tri group phát kiến - giúp hóa giải hữu hiệu tình huống này. Thực hư thế nào?
Pyrros tiên sinh:
- 6R là gì?
Nhà Tư vấn quản trị:
- Là công cụ do Trí Tri group phát kiến để liên tục hoàn thiện công việc gồm 6 bước: Review (xem lại), Re-think (nghĩ lại), Re-discuss (thảo luận lại), Re-plan (lập kế hoạch lại), Re-communicate (Truyền thông lại) và Re-do (làm lại).
Các bước trong qui trình 6R.
Pyrros tiên sinh:
- 6R có lợi ích gì?
Nhà Tư vấn Quản trị:
- Nó rất đơn giản nhưng lợi ích thật phi phàm, giống như người thực hiện Yoga mỗi ngày sẽ có cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai xuyên qua nghiệt ngã của thời tiết mưa nắng mà vẫn tươi vui, sung sức. Cá nhân thực hiện tốt 6R mỗi ngày, Doanh nghiệp thực hiện tốt 6R mỗi tuần, chỉ sau 6 tháng sẽ giúp nâng cao hiệu năng tăng ít nhất 30% hơn thế nữa còn giúp tinh thần làm việc kỹ năng chuyên nghiệp nâng lên một cấp độ mới cao hơn.
Pyrros tiên sinh:
- Ý nghĩa của từng R là gì?
Nhà Tư vấn Quản trị:
- Thứ 1, Review - Xem lại.
- Thứ 2, Re-think - Nghĩ lại.
- Thứ 3, Re-discuss - Thảo luận lại.
- Thứ 4, Re-plan - Lập kế hoạch lại. Sau khi thảo luận với những người liên quan. Đây là khâu quan trọng trong tiến trình liên tục hoàn thiện công việc. Tỷ như trong cuộc sống đời thường quý ông thường phải lập kế hoạch lại vì quyền quyết định tối thượng thuộc về quý bà.
- Thứ 5, Re-communicate - Truyền thông lại. Điều này rất quan trọng nhưng nhiều người kể cả lãnh đạo thường quên nên sự việc và bộ máy vận hành không ăn khớp, tiêu hao sức lực, tiêu tán tài sản. Bên cạnh truyền thông ra bên ngoài, truyền thông nội bộ đóng vai trò quan trọng trong quá trình liên tục hoàn thiện công việc.
- Thứ 6, Re-do - Làm lại. Đây là khâu cuối cùng và cũng là khâu được đo đếm, đánh giá kết quả chung cho chuỗi 6R. Thiên hạ ngày này thường dùng hệ thống KPO, KPI để đánh giá mức độ thành công so với mục tiêu ban đầu, nhưng nêu không đúng cách thì sẽ dễ rơi vào mâu thuẫn nội bộ vì nó thành công cụ để soi mói hay hạ thấp người khác.
Pyrros tiên sinh:
- Tại sao phải liên tục hoàn thiện?
Nhà Tư vấn quản trị:
- Tại vì nguồn lực bên trong và bối cảnh bên ngoài luôn thay đổi. Do đó, cần có sự chủ động liên tục hoàn thiện để thích ứng với sự thay đổi. Có thể gom các tác nhân thay đổi thành hai nhóm như sau:
- Thứ 1, nguồn lực nội tại thay đổi. Chẳng hạn, doanh nghiệp có sự thay đổi về: nhân lực, vật lực, tài lực, hệ lực, thương lực và năng lực. Với sự thay đổi đó, cần có sự đổi mới công việc để Phát huy Mạnh, Khắc phục Yếu. Hãy tham khảo thêm bài viết: LỤC LỰC: Nghệ thuật giải mã nguồn lực nội tại của doanh nghiệp.
- Thứ 2, bối cảnh bên ngoài thay đổi. Chẳng hạn, thay đổi về thị hiếu của khách hàng, xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới, cơ chế chính sách có điều chỉnh, công nghệ mới ra đời, biến đổi khí hậu,...Ôi, vô số kể! Với sự thay đổi đó, doanh nghiệp cần có sự đổi mới công việc để Tranh thủ Cơ, Phòng tránh Nguy. Hãy tham khảo thêm bài viết: CPESTI: Nghệ thuật giải mã tiếng thì thầm của thời cuộc
Nếu vận dụng đúng trên cả mục tiêu lẫn phương pháp thì hiệu quả đạt được sẽ lớn vô cùng. Quản trị doanh nghiệp cũng vậy, nếu sai mục tiêu thì phương pháp dù hay mấy cũng sẽ không đạt hiệu quả rồi lạc quan thì tự sướng, an ủi vỗ về không được món Cầy 7 món thì cũng được tý xương cá, còn bi quan thì than trách số phận, đổ thừa hoàn cảnh, mất tình thân bạn hữu và mất tinh thần chiến đấu.
Pyrros tiên sinh:
- 6R có ý nghĩa gì đối với cạnh tranh?
Nhà Tư vấn quản trị:
- 6R của LTC, Trí Tri group là công cụ cực kỳ đơn giản mà hiệu quả để liên tục nâng cao năng lực và sức cạnh tranh thông qua việc liên tục hoàn thiện để thích ứng với sự thay đổi. Trong thực tế, cuộc chiến giữa các đối thủ dù là cá nhân, tổ chức hay quốc gia, chính là cuộc chiến về hoàn thiện năng lực và năng cao tính cạnh trạnh.
- Nếu tư duy hời hợt, bắt chước đối thủ thì thường sẽ rất dễ thua. Còn nếu đối thủ thực hiện 6R kém cỏi thì cơ hội chiến thắng sẽ rất lớn đối với đương sự, đặc biệt khi đối thủ ngang cơ mà ta thực hiện tốt 6R thì cơ hội chiến thắng của ta cũng lớn hơn đối thủ nhiều. Hãy tham khảo thêm bài viết: Bắt chước gương sáng, coi chừng tối thui.
Pyrros tiên sinh:
- 6R kiến giải yếu tố kinh nghiệm như thế nào?
Nhà Tư vấn quản trị:
- Thực ra 6R chính là cách chắt lọc tinh hoa của Trải nghiệm, nhưng trong cuộc sống nhiều người hay khoe khoang kinh nghiệm nhưng họ quên mất sự thật rằng điều họ biết luôn ít hơn điều họ chưa biết và thực tế sau khi theo kinh nghiệm của họ mà triển khai kinh nghiệm cũ cho vấn đề mới đến khi thấy kết quả thì …. Nghiệm lại thấy mới … Kinh làm sao?!
- Theo thống kê của Diêm Vương, nguyên nhân hàng đầu làm cho doanh nghiệp phá sản đó là điều hành doanh nghiệp bằng kinh nghiệm cũ cho vấn đề mới! Khi đó, người ta dẫn dắt doanh nghiệp đi tới tương bằng một tầm nhìn hướng về quá khứ.
- Những vị tướng lừng danh trong lịch sử hiếm khi sử dụng kinh nghiệm thành công trong quá khứ mà luôn tư duy để thích ứng với khoảnh khắc ở hiện tại. Trong khi đó, những vị tướng thất bại có khuynh hướng bước vào trận chiến mới với tâm thế và kinh nghiệm của trận chiến đã qua.
- Bên thắng trận thường ngất ngây men say chiến thắng nên bê nguyên xi kinh nghiệm của trận chiến đã qua và cuộc chiến mới. Trong khi đó, bên bại trận thường ngậm đắng nuốt cay nên có sự hoàn thiện hơn so với trước. Điều đó lý giải, sự nguy hiểm của men say chiến thắng và tính tích cực của sau khi thất bại mà thực hiện 6R với tư duy tích cực.
Pyrros tiên sinh:
- Nghe hay quá, nhưng biết nơi nào để hiểu 6R một cách tường tận, sâu sắc, nhanh chóng và ứng dụng hiệu quả đây? Thật là khó!
Nhà Tư vấn Quản trị:
- Nếu năng lực tư duy đủ mạnh, tính chuyên nghiệp đủ cao thì chỉ cần nghiên cứu kỹ bài này và các đường link liên quan mà tự lên kế hoạch rồi hành động, còn nếu sợ bị tình trạng “đau bụng uống nhân sâm thì…” ông có thể tìm hiểu các bí quyết, phương pháp và công cụ này qua các chương trình Huấn ngắn ngày, Luyện thực tiễn của Trí Tri hay
chương trình Khai Vấn Huấn Luyện Lãnh Đạo Tĩnh Thức 4.0.
Pyrros tiên sinh:
- Sau khi thực hiện xong 6R thì làm gì nữa?
Nhà Tư vấn Quản trị:
- Giống như hết ngày đến đêm, ngày lại tiếp ngày duy trì sự sống, 6R không phài là một tiến trình thực hiện xong rồi thôi mà là một chu trình liên tục hoàn thiện, để cá nhân không ngừng phát triển kiến thức, kỹ năng và năng lực từ đó tổ chức/doanh nghiệp liên tục nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động kinh doanh