Năm 2030 các bệnh lý về não sẽ dẫn đầu trong các bệnh lý thần kinh, đứng thứ hai sau HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, đến năm 2030 các bệnh lý
về não sẽ dẫn đầu trong các bệnh lý thần kinh, đứng thứ hai sau HIV/AIDS
và các bệnh truyền nhiễm.
Các giai đoạn hình thành, phát triển và thoái hóa của não bộ
Giai đoạn mang thai
Não của chúng ta được hình thành sau 4 tuần kể từ khi bắt đầu thụ
tinh. Tốc độ hình thành các nơ ron thần kinh – 250.000 nơ ron trong một
phút. Trong thời gian mang thai người mẹ cần tránh thuốc lá, rượu, ăn
uống đầy đủ, tập luyện và có thời gian ở ngoài trời.
Giai đoạn trẻ thơ
|
Các vùng chức năng của não người. |
Từ khi sinh ra mỗi ngày não to ra 1 gram trọng lượng. Đến cuối năm
đầu tiên não tăng trưởng gấp đôi. Trong giai đoạn này não phát triển
mạnh các mối liên kết giữa các thành phần của não bộ, tăng trưởng về số
lượng liên kết giữa các nơ ron thần kinh (sinap) cũng như tốc độ dẫn
truyền các xung động thần kinh.
Tất cả các quá trình này đều được bắt đầu từ khi đứa trẻ còn rất nhỏ
và kết thúc vào khi đứa trẻ tròn 2 tuổi. Các giai đoạn tiếp theo trong
cuộc sống sẽ hoàn thiện các nếp nhăn trên não.
Giai đoạn tuổi trẻ
Bắt đầu tuổi dậy thì trẻ mất 1% chất xám mỗi năm. Khả năng tư duy có
được không phải nhờ các nơ ron thần kinh mà nhờ mối liên kết giữa chúng.
Giai đoạn trưởng thành
Não hoàn tất sự phát triển ở tuổi 25. Não hoạt động tốt nhất từ 22 –
27 tuổi. Đến 45 tuổi hiệu suất làm việc của não giảm đi 3,6%. Nếu ở giai
đoạn này khả năng hoạt động của não giảm xuống càng nhiều thì thời
gian hoạt động của nó càng được kéo dài.
Thuốc lá, uống rượu, thừa cân, stress là những kẻ thù hủy hoại các tế bào não.
Tuổi già
Đến 65 – 70 tuổi các tế bào não của đàn ông mất đi hơn 9%, ở phụ nữ
hơn 7%. Sự sụt giảm trọng lượng não ở giai đoạn này dẫn đến suy giảm khả
năng tiếp nhận những cái mới, khả năng học tập, làm việc trí óc, năng
lực diễn đạt bằng lời nói và khả năng định hướng trong không gian.
GS.TS Pavel Camchatnov, khoa Thần kinh, Phẫu thuật thần kinh Trường
Đại học tổng hợp y khoa quốc gia Nga, cho biết: Não của con người là một
sản phẩm hoàn hảo nhất của nhân loại. Khả năng nhận biết bản thân và
thế giới xung quanh, tiếp nhận, xử lý và lưu giữ thông tin đều sử dụng
đến não bộ, điều này cho phép mỗi cá nhân thích ứng với các điều kiện
ngoại cảnh, tăng cường khả năng giao tiếp và sáng tạo. Song ngày nay do
tác động của quá trình lão hóa tự nhiên, nhiễm các chất độc, bệnh tật
(đột quỵ, chấn thương, bệnh Alzheimer...) đã ảnh hưởng nhiều tới chức
năng bình thường của não bộ. Hàng trăm năm nay khoa học y học đã tìm
nhiều phương cách kéo dài hoạt động của não bộ, các chất có khả năng
ngăn ngừa sự lão hóa của các tế bào não, cho phép phục hồi chúng khỏi
các bệnh tật. Hoạt động thể lực đều đặn, cảm xúc tích cực, dinh dưỡng
cân đối là nền tảng giúp não phát triển tốt. Các loại thuốc và các
phương tiện giúp phòng ngừa các bệnh về não đang tỏ ra có hiệu quả,
làm gia tăng tốc độ ghi nhớ, tốc độ xử lý thông tin, phục hồi lại các
chức năng mà não bị mất đi do bệnh tật.
6 bài tập bổ ích cho não
1. Làm việc bằng tay trái (hoặc là tay phải nếu bạn là người thuận
tay trái). Thử đánh răng bằng tay trái, ăn súp, canh, đánh vi tính, viết
thư... bằng tay trái, làm như vậy sẽ kích hoạt các hoạt động của võ não
từ nửa trái bán cầu đại não sang nửa phải, kích thích khả năng sáng tạo
và những ý tưởng mới trong mỗi con người.
2. Thử nghiệm những cảm xúc mới, phát triển những khả năng mới: Di
chuyển trong phòng riêng của mình, nơi mà bạn biết rất rõ vị trí các đồ
vật trong đó, trong nhà tắm của mình bằng cách nhắm mắt. Thử học cách
đọc và viết hệ chữ của người mù . Tất cả sẽ giúp rèn luyện khả năng của
não trong những tình huống đặc biệt, khơi dậy năng lực tiềm tàng của
não, rèn luyện những bài tập tích cực cho não.
3. Không sợ thay đổi những thói quen cố hữu: Mặc những bộ quần áo mới
những bộ quần áo đặc biệt, thử trải nghiệm những màu tóc mới, những
kiểu tóc mới. Học cách cảm nhận về chính mình theo nhiều cách khác nhau ,
từ đó giúp thay đổi cách suy nghĩ.
4. Đi bộ hoặc bằng phương tiện đến chỗ làm việc bằng con đường mới
(thậm chí con đường mới này xa hơn), thường xuyên đi du lịch, mỗi lần đi
cố gắng khám phá những nơi mới mà chưa bao giờ bạn đặt chân đến, thường
xuyên đi thăm quan viện bảo tàng, triển lãm. Điều này sẽ giúp bạn phát
triển trí óc về không gian.
5. Thường xuyên thay đổi vị trí các đồ vật trong nhà, nơi làm việc,
thay đổi vị trí các đồ vật trong phòng ở, trong bếp, thay đổi các món ăn
mới, thay đổi mùi nước hoa hàng tuần. Đi một vài phút trong phòng bằng
một chân đi giày, còn chân kia đi đất.
6. Học cách trả lời các câu hỏi như công việc thế nào, có gì mới
không, cố gắng mỗi lần trả lời bằng một cách khác nhau, nhớ những truyện
cười, tự nghĩ ra những câu chuyện đùa mới và kể lại chúng khi nói
chuyện với người khác.
Rèn luyện thể lực thường xuyên, não chỉ có thể phát huy tối đa tiềm năng khi nó được tập luyện các bài tập thể lực truyền thống.