0915.489.819

7 SỰ THẬT QUÁ PHŨ SAU KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

7 SỰ THẬT QUÁ PHŨ SAU KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Trước khi bước chân vào giảng đường đại học, hẳn trong đầu bạn có biết bao hoài bão và mục tiêu to lớn. Bạn luôn nghĩ rằng: “Tấm bằng đại học sau 4 năm là chìa khóa mở ra cánh cửa tương lai to lớn”. Nhưng thực tế…
1. Bạn cho rằng để đặt chân vào đại học chắc chắn "không phải dạng vừa đâu". Trải qua 4 năm “tu luyện” ở đại học, bạn tin rằng mình sẽ có 1 công việc lương cao hơn… công nhân.

Thực tế: Bạn sẽ phải “ngậm đắng nuốt cay” khi lương khởi điểm của sinh viên ra trường là 2,5 triệu đến 3 triệu và đôi khi “chấp nhận” làm việc không lương. Thực tế, chỉ có 1 số bạn giỏi và có năng lực tốt mới được nhận công việc với mức lương ngất ngưởng. Nhưng đáng tiếc, con số này thật ít ỏi. Còn với sinh viên mới ra trường, sự cạnh tranh trong công việc cực kỳ gắt gao và để kiếm 1 công việc đúng chuyên ngành đã là điều may mắn. Thế nên, không ít sinh viên để có tiền nuôi sống bản thân đã phải chấp nhận giấu bằng đi làm công nhân. Với nhiều bạn, lương công nhân tăng ca còn được 5-6 triệu hơn đứt lương nhân viên quèn.


2. Mơ mộng nghĩ rằng, chỉ cần chăm chỉ học lấy tấm bằng đỏ chắc chắn có nơi trải thảm mời mình đi làm.

Thực tế: Nhầm to luôn. Bạn hãy nhìn thực tế mà xem, ngay cả trên các phương tiện truyền thông không ít câu chuyện bằng giỏi đi làm osin, bằng giỏi đi làm công nhân. Bởi đơn giản rằng, cặp đôi “bằng đỏ và công việc tốt” đã cực hiếm xảy ra ở thời buổi bây giờ. Chưa kể, việc cầm tấm bằng giỏi đi gõ cửa các doanh nghiệp cũng cực khó. Vì bây giờ bất kỳ công việc tốt nào cũng cần người có kinh nghiệm thực tế và khả năng thực sự. Hơn nữa, kiến thức bạn học trong trường Đại học có mối liên hệ với thực tế đi làm là chỉ 10%.


3. Sau này ra trường bạn sẽ trở thành một nhân viên năng động, được đi du lịch nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người thành đạt và quan trọng hơn làm đúng chuyên ngành.

Thực tế: Hãy ngắt luôn điều mơ mộng viển vông đi! Ra trường kiếm được 1 công việc nuôi sống bản thân đã là điều cực may mắn và là niềm ngưỡng mộ của nhiều bạn khác rồi. Và bạn cũng sẽ phải chịu thương chịu khó để học hỏi những kiến thức mới, đâu có thời gian và tiền bạc để tận hưởng du lịch như “kẻ nhà giàu”. Bạn có thể gặp nhiều người thành đạt nhưng bên cạnh đó là rất nhiều kiểu người khác nhau và đôi lúc bạn phải bật khóc vì buồn. Còn kiếm được công việc đúng chuyên ngành cũng là điều rất khó và rất ít.

4. Sau khi ra trường, bạn luôn nghĩ mình sẽ chỉ nộp hồ sơ và làm cho những công ty hàng đầu Việt Nam hay các công ty nước ngoài.

Thực tế: Trước khi trở thành nhân viên của những công ty hàng đầu Việt Nam hay công ty nước ngoài, bạn phải chứng tỏ được tài năng vượt trội của mình đặc biệt là ngoại ngữ phải thật giỏi. Nếu không cũng phải là du học sinh nước ngoài hay thạc sĩ,… cơ hội để đặt chân vào môi trường đó đã thực sự khó khăn và khi đã vào được bạn còn phải đối mặt với áp lực và guồng quay chóng mặt của công việc.

5. Ra trường, bạn sẽ thảnh thơi đi làm với mức lương ổn định, công việc nhàn hạ. Điều đó là chuyện bình thường đối với một sinh viên đã từng “văn ôn võ luyện” 4 năm trên giảng đường đại học.

Thực tế: Đa phần sinh viên ra trường đều phải trải qua giai đoạn “vỡ mộng” với thực tại và “hoài niệm về thời sinh viên”. Bởi thực tế, khi đi làm, các bạn phải rơi vào cuộc sống “đầu tắt mặt tối” với công việc. Đó còn là điều may mắn hơn với nhiều bạn đang rải hồ sơ một vòng mà số công ty gọi đi phỏng vấn và nhận làm chưa đủ để tính trên đầu ngón tay. Bên cạnh đó, hầu hết sinh viên đều nhảy việc liên tục và tâm lý khao khát tìm kiếm học hỏi công việc tốt hơn (trừ khi bạn vào nhà nước thì công việc mới nhàn hạ, ổn định).  

6. Chắc chắn sếp và đồng nghiệp sẽ nhìn bạn với ánh mắt ngưỡng mộ khi nghe giới thiệu "tôi vừa tốt nghiệp đại học loại giỏi"

Thực tế: Sẽ chẳng có ai ngó ngàng tới các bằng "giấy" của bạn đâu, nó chỉ đủ chứng minh bạn "không mù chữ" mà thôi. Đi làm ở bất cứ nơi đâu, câu hỏi đầu tiên của nhà tuyển dụng là "anh/ chị có bao nhiêu năm kinh nghiệm?", bạn vừa bước ra trường có nghĩa vạch xuất phát chỉ là con số 0. Vì thế bỏ cái bằng qua một bên và bắt tay làm việc ngay đi nhé! 

7. Tốt nghiệp rồi bạn sẽ đi làm đúng chuyên ngành theo học 4 năm trên giảng đường.

Thực tế: Rất, rất nhiều sinh viên ra trường đi làm trái ngành! Nếu bạn cứ khăng khăng sẽ làm đúng nghành theo học thì bạn đang cố chấp và lạc hậu rồi đấy. Xã hội "biến hóa khôn lường" buộc bạn phải nắm bắt và hòa nhập mỗi ngày. Hằng năm, con số sinh viên ra trường thất nghiệp không hề nhỏ, với cuộc khủng hoảng "THỪA" như vậy liệu bạn có là một nhân tố may mắn thoát khỏi danh sách thất nghiệp hay không chứ đừng nghĩ tới chuyện làm đúng ngành đúng nghề. Vì vậy hãy luôn sẵn sàng cho bất cứ công việc nào đang cần nhân viên nhé!

 

Theo baoduhoc.vn