Các nhà khởi nghiệp nên có một hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ và đủ
"mạnh" để tạo một nền tảng vững chắc và mô hình hoạt động có hiệu quả
cao cho công ty khởi nghiệp cũng như bảo vệ sản phẩm, tài sản cũng như
danh tiếng của mình trước những tranh chấp trong tương lai. Ngoài các
văn bản pháp luật thông dụng như hợp đồng mua bán hay thoả thuận giữa
các cổ đông, các startup nên cân nhắc việc sử dụng những văn bản sau.
Các nhà khởi nghiệp nên có một hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ và đủ
"mạnh" để tạo một nền tảng vững chắc và mô hình hoạt động có hiệu quả
cao cho công ty khởi nghiệp cũng như bảo vệ sản phẩm, tài sản cũng như
danh tiếng của mình trước những tranh chấp trong tương lai. Ngoài các
văn bản pháp luật thông dụng như hợp đồng mua bán hay thoả thuận giữa
các cổ đông, các startup nên cân nhắc việc sử dụng những văn bản sau.
Thoả thuận về quyền sở hữu trí tuệ
Các sản phẩm trí tuệ có thể là công thức, logo, nhãn hiệu sản phẩm hay
các sáng chế. Các sản phẩm này có thể được tạo ra bởi các bên thứ ba
được thuê (ví dụ như thiết kế đồ hoạ hay developers cho sản phẩm công
nghệ) hoặc các nhân viên của startup. Việc ký kết thoả thuận này sẽ làm
rõ ai là người sở hữu các sản phẩm trí tuệ này, ai có quyền sử dụng hay
mua lại. Điều này hết sức cần thiết cho startup, đặc biệt các startup về
công nghệ vì những sản phẩm trí tuệ này là nền tảng cho hoạt động của
bạn - nếu như có tranh chấp về quyền sử dụng trong tương lai sẽ ảnh
hưởng nặng nề tới hoạt động và sự tồn tại của công ty.
Điều khoản sử dụng trang web
Phần lớn các nhà khởi nghiệp hiện tại đều có sự "hiện diện" trên mạng
bằng nhiều hình thức khác nhau ví dụ như trang web, facebook page hay
cửa hàng ảo. Nếu như bạn có một trang web, các điều khoản này sẽ quy
định cách sử dụng trang web hay những thông tin có trên trang web đó đối
với người truy cập. Các điều khoản này cũng có thể là nền tảng giúp bạn
giảm hoặc miễn trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm và đảm bảo uy
tín của công ty, nhất là với những trang web mà người sử dụng có thể
đăng bài viết hoặc lời nhận xét lên.
Chính sách bảo mật
Chính sách bảo mật là những quy định về việc sử dụng thông tin cá nhân
của người truy cập trên trang web của bạn. Việc có chính sách bảo mật sẽ
thể hiện tính chuyên nghiệp và tạo ra một mức độ tin tưởng giữa bạn và
người truy cập. Chính sách bảo mật nên được soạn thảo cẩn thận để đảm
bảo đáp ứng tất cả các yêu cầu pháp lý về việc tiết lộ và sử dụng thông
tin cá nhân. Một bản chính sách bảo mật tốt sẽ có các quy định về việc
thu thập tin tức/dữ liệu của người truy cập, cách bảo quản và những ai
có quyền truy cập những dữ liệu đó.
Thoả thuận bảo mật
Mỗi công ty đều có các bí mật kinh doanh, thông tin tuyệt mật về doanh
nghiệp của mình. Việc ký kết thoả thuận bảo mật sẽ đảm bảo những thông
tin quan trọng này không bị tiết lộ ra ngoài. Thoả thuận bảo mật có thể
được ký kết với nhân viên, đối tác hoặc các nhà sáng lập startup với
nhau. Các điều khoản trong thoả thuận này ràng buộc bên ký kết không
được phép tiết lộ những bí mật kinh doanh, thông tin mật như được quy
định trong thoả thuận đó, với bất kì bên thứ ba nào, kể cả khi không còn
làm việc với công ty nữa.
Theo ezlawblog.com