0915.489.819

Kế hoạch 5 năm lấy định cư tại Canada và lời $30,000

Hồi 1 - Tổng quan
Nhìn chung có rất nhiều con đường đến Canada định cư :
- Nếu bạn có tiếng Anh giỏi và có kinh nghiệm làm việc chuyên môn tốt : tìm hiểu Express Entry và các đường khác trên website của chính phủ Canada :  https://www.canada.ca/en/immigration-refugees-citizenship/services/immigrate-canada.html
- Nếu bạn có ít vốn tiếng Anh và rất nhiều tiền : đầu tư
- Nếu bạn có ít vốn tiếng Anh, nhiều tiền, và may mắn : kết hôn
- Nếu bạn có ít vốn tiếng Anh và cả ít tiền nhưng vẫn muốn đi định cư thì bạn phải build up từ từ như kế hoạch sau :
+ Chuẩn bị ban đầu : học tiếng Anh miệt mài 6~8 tiếng/ngày và đi làm tích cóp đủ 500 triệu VNĐ~$30,000 ( số tiền đầu tư ban đầu này dùng để đóng học phí trong 2 năm du học tại Canada ). Số tiền không phải là vấn đề, cái chính là các bạn sẽ bị đánh gục trong quá trình học English cụ thể là lấy IELTS 6 each band, có bạn tập trung quyết tâm học thì 6 tháng, có bạn học lây nhây cả 2~3 năm vẫn cứ band 5 bước đều. Tùy mỗi người mỗi cảnh mà thời gian chuẩn bị này sẽ lâu hay mau.
+ Năm thứ 1 và thứ 2 : đi du học 2 năm College ở Canada để lấy Work Permit 3 năm ở lại làm việc tại Canada sau khi tốt nghiệp. Trong quá trình học các bạn được đi làm thêm part-time 20giờ/tuần với mức minimum wage $14/giờ sẽ đủ trang trải chi phí sinh hoạt trong 2 năm học này. Ngoài ra hè được làm full-time 40giờ/tuần sẽ giúp các bạn có dư ra chút đỉnh để sắm sửa và đi du lịch trong nước Canada thoải mái.
+ Năm thứ 3 và thứ 4 : đi làm full-time đúng ngành nghề trong NOC O, A và B ( ngành đi làm không nhất thiết phải giống với ngành đã học ra, vui lòng Google để biết NOC là gì ) để lấy 2 năm kinh nghiệm làm việc tại Canada. Với mức lương trung bình cho sinh viên college mới tốt nghiệp giao động tùy ngành nghề từ $35,000~$55,000/năm ( riêng một số ngành nghề đặc thù cần thiết như công nghệ thông tin có khi graduates được offer 70k~80k/năm ), các bạn dư sức sắm xe hơi và sống tiện nghi thoải mái.
+ Năm cuối của Work Permit các bạn dùng để apply Express Entry và tính phương án dự phòng để bù đắp điểm còn thiếu. Nhìn chung với background của đa số người thì đều có : bằng đại học và vài năm kinh nghiệm làm việc ở Việt Nam. Cái còn thiếu là bằng cấp Canada ( đã được lấy ở trên ), kinh nghiệm làm việc ở Canada ( đã được lấy ở trên ). Số điểm Express Entry sẽ rơi vào tầm 400~450 tùy có thêm trình độ của spouse hay độc thân. Cái các bạn cần nâng điểm lên thêm là IELTS Listening 8, Reading 7, Speaking 7, Writing 7 để lấy CLB 9 ( vui lòng Google CLB là gì ). Nếu các bạn tập trung vào kế hoạch để đạt được những gì bản thân muốn các bạn sẽ thấy rằng trong suốt 5 năm học tập và làm việc ở Canada các bạn sẽ có cơ hội được trau dồi tiếng Anh mỗi ngày, và nếu các bạn vẫn kiên trì luyện học tiếng Anh mỗi ngày trong suốt 5 năm thì yêu cầu IELTS này chỉ là muỗi.

Okey dokey, trước khi vào kế hoạch chi tiết từng bước thì mình làm bài toán nhỏ chi phí cho 1 người độc thân nhé :
Chi phí ban đầu bỏ ra : $30,000 để đóng học phí
Chi phí sinh hoạt 2 năm đầu đi học : $0 do đi làm thêm trang trải
Chi phí sinh hoạt 3 năm sau ra trường : $15,000/năm, 3 năm 45k, trong 3 năm này đi làm dù các bạn phải làm minimum wage thì nếu siêng năng cũng sẽ cày được $105,000 /3năm
105k - 30k - 45k = lời $30,000 tiền đô la Canada hữu hình vật chất và còn nhiều cái lời vô hình khác nữa mà đôi khi các bạn có tiền cũng khó mua được như : không khí, văn hóa, môi trường sống, sự thoải mái, cảnh quan và thái độ cư xử giữa người với người trong xã hội blah blah blah
Nếu các bạn có partner/spouse cả 2 song kiếm hợp bích thì số tiền lời này sẽ còn nhiều hơn nữa, kiểu như 1 người làm lo cho cả nhà còn người kia làm là để saving. Trong 5 năm sống tại Canada nhiều bạn may mắn gặp duyên kết phu thê với Canadian hoặc người có sẵn PR thì cũng được ở lại định cư theo diện đoàn tụ vợ chồng. Đường nào đi rồi cũng sẽ đến đích cả há há

- Ah, còn nếu bạn chả có gì cả : không tiền, không thực lực, không tiếng Anh, và cũng không chịu học hay làm gì cả mà vẫn muốn định cư Canada nhằm lấy những benefits của đất nước này thì có một đường rất nhanh : nằm ngủ vùi tiếp để mơ những giấc mơ đẹp hoang tưởng.

Comments
Vui lòng đăng nhập trước

2 năm trước
Hồi 2 – Lựa chọn
Tiếp theo Hồi 1- Kế hoạch Tổng quan, phần này mình muốn đưa ra một số khía cạnh chính cuộc sống Canada để các bạn có cái nhìn khách quan mà chọn lựa cho phù hợp với bản thân, gia đình : tại sao lại là Canada? đi Canada chưa chắc đã tốt, ở Việt Nam cũng không hẳn là tệ, tùy thuộc vào nhân sinh quan và nhu cầu cuộc sống của mỗi người mà chọn đi hay ở. Bạn nào bữa giờ chưa có duyên ngộ thì đọc qua Hồi 1 trước : https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10156585367473044&set=a.10150631092218044.413068.701938043&type=3&theater
Hiện tại rất nhiều nước phát triển mở các chương trình và cơ hội định cư, nhưng tìm hiểu kỹ qua một loạt sẽ thấy :
- Mỹ : đi du học xong là xách valise về nước, cửa ở lại cực hẹp trừ phi kết hôn, đầu tư thì quá rủi ro và tốn kém.
- Úc và New Zealand : hơn chục năm trước thì thả cửa quá dễ, đi qua học làm tóc làm nông cũng được ở lại. Vài năm trở lại đây xiết chặt và hầu như đi học xong cũng lại xách valise về nước hoặc chạy qua các nước khác học tiếp.
- Singapore thì 99% bít cửa, đi du học chỗ này xong lại tốn tiền đi du học nước khác nữa thôi.
- Mấy nước châu Âu : phúc lợi không tốt, thất nghiệp tè le, dân Europeans chạy qua Bắc Mỹ sống đầy.
- Còn lại là Canada với con đường rõ ràng và sáng cửa nhất, đầu tư cũng nhẹ tiền hơn các nước khác.

Vậy Canada có những mặt lợi và hại gì :
- Giáo dục :
Trẻ em ( dù là Canadian, con của PR, hay con của du học sinh ) sẽ đều được học miễn phí từ 4 tuổi đến 18 tuổi. Lưu ý các bạn du học Post Grad 1 năm thì con sẽ không được miễn phí khi học ( vấn đề này mình nói kỹ hơn vào các kỳ sau ). Mình đồ rằng quá bán những người quyết định đi vì lý do này : cho con cái một nền giáo dục tốt và nhân văn hơn, đỡ áp lực hơn, để con trẻ sống vui khỏe đúng với tuổi thơ hơn là chạy đua thành tích, so đo hơn thua với con người ta và đố kỵ gato. Làm bài toán nhỏ xíu xem ngoài cái lời $30,000 như mình đã nói ở Hồi 1, thì còn cái lời gì khác nhé :
Nếu nhà bạn có điều kiện cho con học Trường Canadian International School ( CIS ) ở Việt Nam suốt từ 4 tuổi đến 18 tuổi sẽ ngốn khoản học phí gần 6 tỉ tương đương $330,000 ( google là ra bảng học phí CIS ). Nếu 2 đứa con thì nhân đôi lên thành $630,000 ( học phí đã giảm 5% cho con thứ 2 và 10% cho con thứ 3 cùng học ), 3 đứa đi học là gần 1 triệu đô la Canada rồi nhé 😊 . Vậy thì nếu ở Việt Nam mà lèng xèng chỉ làm được dăm ba chục triệu một tháng, nghĩ cho tương lai của con ( và cả mình ) thì kiếm đường đi cho rồi chứ tiếc nuối làm gì. Khi bọn nhỏ hơn 18 tuổi học lên College và University thì mình cũng…khỏi phải lo luôn. Nhà nước cho nó mượn tiền học xong ra trường đi làm tự tụi nó trả từ từ cho nhà nước. Tuy nhiên, cái bất lợi khi nuôi trẻ ở Canada là tốn kém khoản gửi Daycare ( cho trẻ dưới 4 tuổi ) và before & after school ( trường ở Canada học từ 8h30 đến 3h chiều mà cha mẹ thì đi làm từ 8h sáng đến 5h chiều ) ngốn khoảng 1k2/đứa, gửi đứa thứ 2 chung thì chỉ extra thêm $300 thôi. Chính phủ có cho tiền hỗ trợ cha mẹ $600~$800/con mỗi tháng tùy family income cao hay thấp, khoản này bạn có thể dùng để trả chi phí daycare hoặc/và cho tụi nhỏ học ngoại khóa như võ, vẽ, nhạc, bơi lội thể thao gì đấy. Một số trường dạy võ và chơi bóng rổ có nhận before & after school.
- Y tế :
Bảo hiểm y tế ở Canada miễn phí cho mọi người và cấp cứu 24/7, trừ khám chữa răng và mắt. Nếu chưa có thẻ bảo hiểm của tỉnh bang ( cho PR & Citizen, cho foreign worker những người có work permit và có job ) thì phải mua bảo hiểm tư nhân khoảng $700~1,000/năm. Sống ở Canada cái gì cũng nên mua bảo hiểm từ nhà đến xe để tránh rủi ro cho bản thân. Nhỡ xui vào nằm viện vài ngày là đi đứt $5,000 như thổi, hoặc xui quá đi làm quên tắt bếp cháy nhà thì cũng có bảo hiểm đền cho hàng xóm và sửa chữa lại nhà.
- Văn hóa và Xã hội :
Canada là một nước đa văn hóa, dân tứ xứ từ mọi miền thế giới đều sống ở đây, nghĩa là không thể tránh khỏi có sự kỳ thị. Nhưng mình quả quyết với các bạn là mức độ kỳ thị dân nhập cư ở Canada chắc chỉ bằng cái móng tay so với sự kỳ thị của dân Việt Nam mình với nhau từ trong nước cho tới ra nước ngoài : Bắc Trung Nam, Hà Nội 1 với Hà Nội 2, Sài Gòn với TpHCM, dân qua trước với dân qua sau, du học sinh đã có PR với du học sinh đang tìm kiếm PR, vàng với đỏ blah blah blah mà quy cho cùng, ai đã tìm đường sang vùng đất mới để sống đa phần chỉ mong cuộc sống bình yên. Ugly truth : nhiều bạn mới qua cứ hay chê Ấn Độ, chê Trung Quốc, chê Philippines theo phong trào nhưng lại không biết sự thật phũ phàng rằng cộng đồng Việt Nam là kém nhất trong các cộng đồng kia, dĩ nhiên ở đâu cũng có người tốt kẻ xấu. Nhìn chung người dân ở Canada rất tốt và giúp đỡ nhau tận tình. Họ tôn trọng sự khác biệt và cũng không đánh giá hay định kiến các trường hợp : ly dị, có con riêng, 2 hay 3 đời chồng/vợ, xăm mình, sở thích lạ…blah blah blah, sống ở đây bạn có cơ hội được là chính mình mà chả ai đánh giá bạn, ngay cả boss, có năng lực làm tốt việc là cứ được sủng ái thôi.
- An ninh :
Đi đâu làm gì cũng an tâm vì có chuyện gì gọi 911 thì vài phút sau 3 anh hùng : cảnh sát – cứu hỏa – cứu thương sẽ chạy đến hỗ trợ mình. Gần đây có vài vụ nổ súng gây thương vong gần chục người và tử vong vài người mỗi vụ khiến nhiều bạn sợ hãi và tưởng tượng ở Canada như loạn tới nơi. Hãy mở bản đồ ra xem đất nước Canada rộng thứ 2 thế giới, nếu tính tỉ lệ các vụ phạm tội trên diện tích sinh sống thì chắc phải gộp cả cái Đông Nam Á lại bao gồm cả Việt Nam trong đó để so sánh. Các vấn đề tiêu cực ở Việt Nam thì hầu như ai sống qua cũng đều biết mình không đề cập nữa, chỉ lấy một ví dụ nhỏ rằng hàng ngày ở Việt Nam trung bình có khoảng 30 người tử vong vì tai nạn giao thông và vô số vụ cướp giựt từ điện thoại giỏ xách xe máy dây chuyền vòng vàng và các vụ trộm cắp, là hàng ngày và hàng ngày, nó đều xảy ra đến nỗi mọi người cho rằng những điều bất thường đó là chuyện bình thường ở huyện. Nhiều vụ xe khách tông nhau chắc thương vong quá cha các vụ xả súng trong cả năm ở Canada. Sống ở đây sẽ không bị giựt điện thoại, nhỡ có rớt hay để quên bóp ví điện thoại thì cơ hội được trả lại cực kỳ cao. Chị bạn mình đi chơi ở Montreal rớt cái iphone mà họ nhặt được và ráng liên lạc để gửi về Toronto cho mình, còn bạn gái mình thì để quên ví tiền và giỏ xách vài lần, quay lại vẫn còn nguyên hoặc có người lạ giữ dùm trả lại ngay đó. Dân ở đây đa phần không tham và lừa lọc.
- Thuế, thu nhập và chi phí :
Thuế thu nhập ở Canada khá cao, làm hay mua cái gì cũng phải trả thuế, vừa trả thuế liên bang vừa trả thuế tỉnh bang, nhưng bù lại phúc lợi xã hội như mình đã kể ở trên thì quá xứng đáng cho việc đóng thuế. Ở nhiều nơi cày còng lưng ra đóng thuế nhưng phúc lợi thì chả có khỉ gió gì, you know what I meant. Chi phí sinh hoạt cho gia đình 2 vợ chồng 2 đứa con rơi vào khoảng $3,500~4,000/tháng ( mình đã viết về vấn đề này khá chi tiết trong các bài trước các bạn tìm đọc lại ). Ngay cả phí bảo hiểm xe cũng cực cao, trung bình $3,000~5,000/năm trong khi bảo hiểm xe auto ở Việt Nam mình chỉ khoảng 10~20 triệu đồng tương đương $1,000/năm. Bù lại giá xe ở Canada rẻ không bị đánh thuế gần 300% hehe Acura MDX 2018 giá $70,000 tương đương 1,2 tỉ đồng thì về Việt Nam thành 4,5 tỉ. Với thu nhập trung bình của một người chịu đi làm ở Canada, mọi thiết bị tiện nghi cho cuộc sống bạn đều có thể sắm sửa được dễ dàng, và bạn cũng có cơ hội làm người tử tế, không phải dùng hàng fake vì hàng chính hãng quá rẻ so với thu nhập bình thường. Bất động sản thì ở đâu cũng mắc như nhau, tậu rồi là è cổ trả nợ lòi họng trong 10~20 năm.
- Công việc và Cuộc sống :
Cuộc sống ở Canada tương đối nhàn và thoải mái. Với thu nhập của một người siêng làm dù bất kỳ ngành nghề nào thì trong vòng 2~3 năm là mua được một chiếc xe hơi đời mới 2018 – món tài sản mà ở Việt Nam là ao ước của đại đa số người và chỉ có dân thu nhập khá mới sắm được. Công việc ở Canada cũng không bị áp lực định kiến xã hội như ở Việt Nam, họ không quan tâm bạn có tuổi hay có gia đình chưa, họ chỉ cần người có năng lực làm. Làm nghề nào cũng đều tốt, đều quý và giúp ích cho xã hội bằng việc đóng thuế. Làm phục vụ ở Việt Nam nhiều khi bị khinh chứ ở đây họ - Canadians cho rằng “you help other people have a great time, you do a meaningful job”, thu nhập (salary + tip) của các bạn server trong các nhà hàng tây từ $3,000~$5,000/tháng, nếu bạn coi server là một nghề chính không phải là part-time job thì đừng bao giờ vào nhà hàng việt ( và cả những hãng xưởng của người việt ) làm : trả lương thấp hơn quy định $14/giờ, không có tip và bị o ép đủ kiểu, môi trường thì xầm xì lẫn nhau mệt não. Dĩ nhiên cũng có những chỗ chủ tốt, nhưng tình hình chung là thế, tốt nhất các bạn cứ kiếm chủ tây mà làm, deal với nhau bằng luật và tôn trọng lẫn nhau. English vẫn là success key, mình sẽ nói kỹ hơn vào kỳ tới về vấn đề chọn ngành học sao cho cân bằng giữa lấy được PR và phù hợp với bản thân, lại dễ có visa.
- Thời tiết, môi trường và thực phẩm :
Canada mang khí hậu 4 mùa thay đổi rõ rệt xuân hạ thu đông, nên các bạn sẽ cảm thấy một năm qua rất nhanh. Khí hậu chỉ khắc nghiệt ở một số nơi nên sẽ không như mọi người tưởng tượng mùa đông quá ghê ghớm. Các bạn cứ mặc nhiều lớp áo và trang bị áo winter jacket xịn hàng từ The North Face Gotham $300 trở lên là bao ấm, người ta sống được mình sống được, không có gì trở ngại cho vấn đề thời tiết và mùa đông. Không khí ở Canada cực kỳ trong lành và nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp. Thực phẩm và nguồn nước được kiểm duyệt an toàn, môi trường xanh sạch đẹp đi đâu cũng thấy cây hoa lá mát cả mắt và tâm hồn.
- Giao thông và Cơ sở hạ tầng :
Giao thông ở Canada rất trật tự và mọi người tuân thủ luật lệ giao thông. Dù kẹt xe cũng không ồn ào bát nháo lao nhao, đặc biệt hầu như không sử dụng kèn/còi xe. Đường xá rộng rãi thoáng mát, dĩ nhiên các thành phố lớn như Toronto thì không thể tránh khỏi tình trạng kẹt xe vào giờ cao điểm đặc biệt là ở khu trung tâm thành phố. Hệ thống phương tiện công cộng rất phát triển và nếu đi làm ở Downtown thì chắc không cần phải sử dụng xe hơi riêng. Thủ tục hành chính đơn giản nhanh chóng không rườm rà rắc rối, chỉ cần bản photocopy hoặc có bản chính đối chiếu là được không phải công chứng lung tung lúc ở phường lúc ở quận. Luật pháp ở đây rất rõ ràng minh bạch và được thượng tôn.

Tóm gọn lại, không có xã hội nào hoàn hảo và toàn màu hồng, song song phúc lợi luôn tiềm ẩn nhiều vấn đề bất cập của nó. Các bạn muốn làm giàu thì ở Việt Nam vì mọi thứ đều flexible, còn nếu bạn mưu cầu một cuộc sống ổn định cho cả gia đình, vừa đủ và không phải lo rày đây mai đó, ôm cái sổ hồng căn nhà tưởng chắc mẩm rồi ai dè bị quy hoạch thành ra lao đao thì hãy tìm đường qua Canada sống cho nhẹ đầu. Với hệ thống thu thuế và chi phí sinh hoạt cao ngất, cuộc sống ở Canada sẽ không quá giàu có, chỉ lủi thủi đi làm tuần 5 bữa rồi nghỉ cuối tuần chơi với gia đình hoặc đi ăn hàng với bạn bè, lễ lộc dài ngày đi du lịch thôi.
Ah về những vấn đề bất cập ở cả Canada và Việt Nam, việc mình nói ra đúng sự thật nó không hề làm cho việc đó tốt lên hay xấu đi. Sống mà không nhìn thẳng vào sự thật để thay đổi thì cứ ngủ mơ tiếp thôi 😉

2 năm trước
Hồi 3 – Nghề nghiệp
Xong Hồi 2, chắc các bạn đã xác định được Canada là vùng đất mới để mình lập nghiệp lại từ đầu nhằm mở ra tương lai mới tốt đẹp hơn. Bạn nào chưa theo dõi Hồi 2 thì xem qua trước khi đọc tiếp Hồi 3 : https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10156593736723044&set=a.10150631092218044&type=3&theater
Câu hỏi mà các bạn băn khoăn nhất là chọn ngành gì để dễ có PR, số khác thì cho rằng học ngành mình thích thì sẽ làm việc tốt và sống với nghề sau đó PR sẽ tự thỏa. Mình thì không ủng hộ quan điểm nào ở trên cả, mình tin rằng các bạn nên cân bằng trong việc chọn nghành học để có thể đạt được kết quả tối ưu nhất : định cư và có công việc ổn định. Vậy thì chọn chương trình học và ngành gì?
- Học Master và các bậc cao : tùy vào sức học và khả năng academic của bản thân mà các bạn chọn hướng này. Benefits là học xong có nhiều chương trình cho apply PR của tỉnh bang mà không cần job. Bù lại drawbacks là chi phí ban đầu học rất cao ~50k~60k$/2 năm học, yêu cầu đầu vào cao IElTS 7 each và học cũng khó, ra trường khó kiếm việc với tấm bằng Master và chưa có kinh nghiệm, lương entry level có khi thấp hơn cả mấy bạn học College ra. Ai hợp hướng nghiên cứu làm phòng lab và số liệu thì hẵng theo, tính đường dài khi thăng tiến thì mới cần Master. Các bạn làm giỏi và công ty tốt thì họ sẽ cho cả tiền học để bạn học lên Master và làm tiếp cho họ 2~3 năm tùy thỏa thuận.
- Học University 4 năm và College 3 năm : ngoại trừ cái lợi có Coop job ra thì mình thấy khá nhiều bất lợi cho các bạn ở Vietnam xin đi học : chi phí cao, thời gian học dài nên dễ rớt visa ngoại trừ chương trình SDS (google để biết thêm chi tiết, chỉ cần thỏa các yêu cầu của chương trình đưa ra là đạt visa )
- Học Post Grad 1 năm : đăng ký học cái này để dễ giải trình lý do quay về VN cho dễ có visa, qua Canada rồi thì xin đổi lại ngành học College 2 năm để khi tốt nghiệp được Work Permit 3 năm. Mình cho rằng việc học luôn chương trình Post Grad này là lựa chọn không hay vì : Certificate khó đi xin việc như Diploma 2 year của College dù cho bạn học 2 chương trình Post Grad để lấy Work Permit 3 năm đi chăng nữa. Mấy bạn ở VN thì vẫn còn nặng cái danh xưng Đại học-Cao đẳng với Sau Đại học hay Cao học gì lắm ahihi Post Grad chỉ là Certificate chứ chả phải Sau Đại học gì ráo, theo tiêu chuẩn của Canada thì thấp hơn nhiều so với Diploma. Hình dung giống như bạn học Khóa chứng chỉ kế toán 8 tháng của một trung tâm nào đấy mở ra so với học Cao đẳng Tài chính kế toán 2 năm.
- College 2 năm : chọn học vì chi phí đầu tư thấp, 30k$/2 năm học, nhu cầu lao động của employers với nhóm này cực kỳ cao, chịu khó tập trung xây dựng bản thân trong quá trình học thì hầu như ai tốt nghiệp ra đều có việc ngay ( phần này mình sẽ nói chi tiết hơn vào các Hồi sau ). Trung bình một nhà máy thuê 1 ông kỹ sư tốt nghiệp University thì phải thuê tới 5 ông College ( tự suy ra tỉ lệ thất nghiệp/có việc nhé 😉 ), các chương trình định cư của Canada cũng cần lao động nhóm làm tay nghề nhiều. Có một điều quan trọng các bạn nên biết khi tìm hiểu về cuộc sống Canada là ở đây không ai đánh giá nghề nghiệp của các bạn cả, ông đổ rác, chị lao công hay bác tài xế, miễn sao bạn đi làm đóng thuế bạn có quyền ngẩng cao đầu với xã hội, đều có xe hơi đi và sống cuộc sống thoải mái. Đừng mang nhân sinh quan của một xã hội trọng danh xưng, bề ngoài, vật chất và so đo hơn thua rồi lại tự ái mặc cảm ở Canada nhé.
Chọn chương trình học phù hợp rồi thì bạn hãy chọn tiếp ngành học thật chín chắn, đừng nghe người này nói người kia rủ mà phóng lao thì trừ phi nhà bạn có dư tiền, hoặc bạn còn trẻ có nhiều thời gian để trải nghiệm, còn lại mình thấy toàn kết quả ê chề. Trước tiên bạn phải thật sự biết được :
- Bạn muốn gì? Cần PR ở lại hay lý tưởng học xong về xây dựng tổ quốc.
- Tố chất con người bạn phù hợp với ngành nghề gì? Bỏ qua cái bạn thích đi, vì thích thì nhiều lắm nhưng khả năng có hạn. Như mình cũng thích học và làm IT vì lương cao lắm, nhưng trí nhớ, sự thông minh, và tư duy thuật toán có hạn nên cũng không thể ngồi cả ngày trên máy tính để viết code lập trình này nọ.
- Khả năng của bạn có phù hợp với các công việc ở Canada không? Ví dụ như nhiều bạn thích làm kinh doanh hay Marketing lắm mà tiếng Anh chưa tốt chẳng hạn, nói ai nghe để hiểu mà thuyết phục họ. Học xong lại loanh quoanh làm trong cộng đồng Việt nam thì quoải lắm, đấu đá nhau tè le, chơi bẩn đặt điều nói xấu, tạo khẩu nghiệp thêm thôi.
- Đặc biệt dành cho các bạn trên 30 tuổi và/hoặc đã có gia đình con cái : lựa chọn an toàn là học lại ngành/việc mà bản thân đã hiểu biết và làm qua. Việc bạn học ở Canada chỉ là nạp thêm Từ vựng chuyên ngành, các tiêu chuẩn và cách làm việc. Còn nguyên lý và các phần râu ria khác bạn hầu như đã biết qua hơn 80% rồi. Cái lợi là việc học của bạn sẽ nhàn hơn, đạt kết quả tốt hơn, ra trường đi làm cũng dễ lấy Experience từ Việt Nam để reference hơn ( mình sẽ bàn chi tiết tricks này vào những Hồi sau ). Ví dụ như ông bạn mình học Điện tử ở Đh Bách Khoa, quyết định đi học lại vào năm 42 tuổi, nên chọn học lại Industrial Electrician, và khá thành công. Trường hợp này trả lời cho concern của các bạn hoang mang trên 30 tuổi mà đi du học có muộn và khó khăn không nà. Người tích cực sẽ nhìn thấy cơ hội trong khó khăn và tìm cách làm tốt, kẻ không muốn làm mà chỉ muốn hưởng thì luôn tìm lý do gây khó khăn rồi chùn bước.
- Cuối cùng là chọn đến những ngành nghề để dễ có việc và nộp PR. Đa phần các ngành nghề lao động kỹ thuật đều cần ở Canada như : sửa xe, sửa điện, sửa ống nước, sửa máy nóng lạnh, xây dựng, dầu khí, thợ hàn, etc. Ngoài ra đầu bếp, thợ làm bánh, điều dưỡng, chăm trẻ và người già cũng nhiều cơ hội. Các bạn xem qua Top 100 ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao ở Canada : http://www.workforcedev.ca/index.php/en/267-canada-s-best-jobs-the-top-100-jobs
Ngoài ra cũng nên xem thêm các ngành nghề mình học có nằm trong các NOC nghề chính phủ Canada cần sau đây để mốt nộp PR biết ngành mình làm là NOC O A hay B : https://www.canada.ca/en/immigration-refugees-citizenship/services/immigrate-canada/express-entry/eligibility/find-national-occupation-code.html
Các ngành nghề này ở Việt Nam có thể bị xem nhẹ nhưng ở Canada lại là một câu chuyện khác, một người thợ lành nghề đi sửa dạo lòng vòng một tháng kiếm 6,000$ là like a piece of cake. Ở Canada này bạn cứ có cái nghề và làm dịch vụ tốt là sống khỏe, các bạn đừng qua học hội họa, nghệ thuật hay thi đấu thể thao theo đam mê thì ngại lắm hihi cũng có người thành danh nhưng số lượng không nhiều và quá rủi ro cho mục tiêu định cư của gia đình bạn. Du học với chương trình học trên 2 năm thì được cấp work permit ở lại làm việc thêm 3 năm và con cái được học miễn phí từ 4~18 tuổi. Nhưng không phải học trường nào cũng được cấp work permit 3 năm, phải ở trong list các trường sau trên website của chính phủ Canada : https://www.canada.ca/en/immigration-refugees-citizenship/services/study-canada/study-permit/prepare/designated-learning-institutions-list.html
Các bạn vào xem trường dự tính học có nằm trong list này hay không tránh một số công ty tào lao tham tiền commissions xúi bạn học trường tư đến khi học ra không được work permit thì chỉ có bạn khổ thôi. Mọi thông tin chỉ để tham khảo, bản thân mỗi người phải tự tìm kiếm thêm và double check thì thông tin sau khi verified mới chính xác để tiến hành làm. Nếu bạn lỡ học ngành chưa ưng ý lắm thì ráng tốt nghiệp rồi đi làm 2 năm, khi có PR rồi mà còn sức thích học lại cũng nhẹ gánh hơn vì học phí chỉ bằng 1/3 so với international students chưa kể được tỉnh bang hỗ trợ tiền học và cho vay học phí. Đường có đi mới đến, there's a will there's a way mà ha 😉
Tóm lại, xác định bạn cần gì và muốn gì phù hợp với bản thân và xã hội Canada là điều tiên quyết cần suy nghĩ sâu nhiều ngày trước khi dấn thân vào con đường định cư này : sẽ mất nhiều công sức và tốn kém, nhưng mình quả quyết với các bạn rằng thành quả có được sẽ giá trị không gì có thể so sánh được. Mỗi lần mình thất bại hay nản chí, mình hay nghĩ về những lợi ích mà gia đình mình sẽ đạt được, và cứ thế kiên trì tiếp tục, dần dần mọi việc đều ổn thỏa và ngày càng xán lạn. Ví dụ nhỏ như việc con trai mình giờ nói English với Canadian accent rặt luôn ( dù cho nói tiếng Việt bị lơ lớ đi nhiều ) điều mà chắc học English ở Việt Nam 20 năm thì cũng không thể đạt được.

2 năm trước
Hồi 4 – Học IELTS
Đa phần các trường học đều yêu cầu IELTS tối thiểu 5 để tiếp tục học English ở College hoặc ESL School, chương trình SDS thay cho CES thì tăng mức IELTS lên 6.0, Post Grad thì yêu cầu 6.5 không band nào dưới 6, Master cần 7.0 vân vân và mây mây. Dù là đi đường nào, skill worker du học hay đầu tư thì để sống tốt ở Canada chúng ta đều phải học thêm English mỗi ngày nếu không muốn chỉ quanh quẩn trong ao làng. Ngay cả khi có PR rồi thì sau 2~3 năm sinh sống để lấy Quốc Tịch chúng ta cũng phải học thi lại IELTS General hoặc CELPIP. Mình hoàn toàn không ủng hộ việc qua Canada để học English vài khóa rồi mới vào học khóa chính vì nó Không-Hiệu-Quả và lại Tốn-Kém. Một khóa học ESL khoảng $4,000/3 tháng, mà nhiều bạn học 1~2 năm vẫn chưa vào khóa chính. Thực tế mình thấy số bạn qua đây học ESL không tiến bộ gì nhiều hơn so với học IELTS ở Việt Nam vì cám dỗ đi làm, chơi bời ảo tưởng, chơi game và xem phim bộ truyền kỳ...blah blah blah Với chi phí đã bỏ ra, nó là một sự phí phạm tiền và thời gian ( nếu bạn có nhiều tiền và thời gian thì go ahead ). Chưa kể hồ sơ nộp Visa du học mà plan qua Canada mới học English trước khi vào khóa chính thì tỉ lệ đậu Visa rất thấp do họ nghi ngờ khả năng quay lại Việt Nam và thời gian học quá dài, trừ phi tài chính mạnh ( vấn đề này mình sẽ nói thêm vào Hồi 5 ). Một cách tiết kiệm và hiệu quả hơn là học IELTS ở Việt Nam để lấy 6~6.5 each band rồi mới apply đi học, cái lợi của việc này là bạn chỉ bỏ chi phí khoảng 36 triệu đồng~C$2,000 để học 4 khóa : ngữ pháp và giao tiếp căn bản; phát âm đúng và rõ; IELTS căn bản để biết cấu trúc và các dạng bài thi; IELTS nâng cao để biết các tips và tricks lấy điểm cao. Sau 4 khóa đó các bạn có thể tự học từ đó về sau và cũng đáp ứng môi trường học thuật và đạt kết quả tốt khi học ở Canada. Một số bạn không cần học trung tâm, kỷ luật thép với bản thân và kiên trì học theo như hướng dẫn đúc kết từ kinh nghiệm quá trình học của mình cũng đã đạt 6.5~7,5 và đang học tập sinh sống ở Canada khá nhiều.

Trước khi bắt tay vào học English mình cần làm rõ với các bạn các myths sau :
- Lớn tuổi rồi khó học English : ngôn ngữ chỉ là thuần bắt chước và thực hành lại nhiều lần thành phản xạ ( học giống trẻ con bắt đầu học nói và học từ lớp 1 vậy ). Nếu so với toán học vật lý hóa học mà các bạn đã kinh qua thì English nó đơn giản hơn rất nhiều, chỉ là kiên trì và bỏ thời gian luyện tập chứ không cần phải suy nghĩ tính toán gì cả, nên Key Success Factors ở đây là Kiên-Trì-Học.
- Trung tâm và người dạy tốt : thật ra học đạt IELTS do 80% từ nỗ lực của bản thân, trung tâm và người dạy chỉ guide 20%. Không có trung tâm hay người dạy nào dở, điều bạn cần tham khảo là cách dạy và truyền đạt của họ có phù hợp với bản thân bạn hay không. Success Key khi học IELTS là Kỷ-Luật-Với-Bản-Thân để tập trung đạt mục tiêu.
- Học English cần phải có năng khiếu : năng khiếu chỉ giúp bạn học nhanh hơn không có nghĩa là bạn không thể học tốt English nếu không có năng khiếu. Bản thân mình bị phẫu thuật lưỡi từ nhỏ nên nói ngọng và đớt, rất khó để nói tốt ngôn ngữ. Khi tốt nghiệp ĐH Bách Khoa TpHCM ( đa phần dân học khối A Toán Lý Hóa và Kỹ thuật thì English đều tệ ), vốn từ vựng và ngữ pháp kém cùng phát âm sai tệ hại mình đã không thể nghe hiểu và nói một câu chỉ đường cho người nước ngoài, đọc viết thì khỏi phải bàn, y như mù chữ. Thậm chí muốn nói đơn giản mình thích làm gì cũng không biết bắt đầu từ đâu, mỗi lần đụng đến English là stress và tim đập muốn vỡ ngực lẫn mồ hôi ướt áo vì run sợ, mình đã mạnh dạn và quyết tâm học IELTS. Bắt đầu học IELTS từ con số âm ( zero là còn may ), mình chắt lọc từ các nguồn tài liệu và tham khảo các cách học để phù hợp cho một người mất căn bản Anh Văn và thiếu tự tin như mình, mình đã tự tin hơn khi đạt IELTS 8.0, đổi công việc lương tăng gấp 3, cơ hội đi tu nghiệp ở nước ngoài miễn phí nhiều hơn, thăng chức nhanh hơn, học hành toàn A~A+ và đạt 5 học bổng cùng 3 job offers khi còn đang học kỳ cuối, lấy bằng TESOL làm Tutor dạy lại cho chính người nước ngoài, và điều hạnh phúc nhất với mình là hiện tại mình đã đưa được cả gia đình sang sống tại Canada bình yên và nhiều cơ hội cho con cái.

Hãy bắt tay vào học IELTS ngay thôi các bạn, không bao giờ là trễ để bắt đầu chinh phục một thử thách – IELTS 6.5 – Chướng ngại vật đầu tiên trên con đường định cư Canada :
- Điều kiện cần : Quyết tâm, tập trung và kiên trì liên tục 6 tháng.
- Điều kiện đủ : dành quỹ thời gian 1 ngày 3~5 giờ học chủ động.
- Chọn thi General hay Academic để có tiêu chí học phù hợp : https://www.facebook.com/IELTS7.5Simply/photos/a.139016829771797/169587453381401/?type=3&theater
- Bộ đề Cambridge trọn bộ 13 cuốn : https://drive.google.com/drive/folders/1zoT-13NZUjuqZWrkHtEaJcVV60T-YInk?usp=sharing
Lưu ý : chỉ nên dùng bộ này để học Listening & Reading, Cuốn 1~5 đã khá cũ nên chất lượng âm thanh và bản scan không tốt. Các bạn luyện từ cuốn 6 trở đi là dư sức 6.5 điểm Listening & Reading rồi. Mỗi tuần 2~3 đề thôi ( mất khoảng 3 tiếng/đề listening & reading, làm, check lại xem tại sao sai, nghe và đọc lại đoạn đó để hiểu người ta paraphrase lại như thế nào ).

Chương trình 23 bài học lấy lại căn bản : Join Group “IELTS cho người mất căn bản English” mới xem được bài học nằm trong 7 comments đầu tiên.
Day 1 : https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10155147644988044&set=gm.691638107683284&type=3&theater
Day 2 : https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10155149815543044&set=gm.692010120979416&type=3&theater
Day 3 : https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10155152872163044&set=gm.692565637590531&type=3&theater
Day 4 : https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10155155978268044&set=gm.693078380872590&type=3&theater
Day 5 : https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10155160148873044&set=gm.693718107475284&type=3&theater
Day 6-7-8 Reflection : https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10155163024803044&set=gm.694196070760821&type=3&theater
Day 9 : https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10155170744373044&set=gm.695630720617356&type=3&theater
Day 10 : https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10155176408423044&set=gm.696596090520819&type=3&theater
Day 11 : https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10155184701578044&set=gm.697972763716485&type=3&theater
Day 12 : https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10155191681098044&set=gm.699375060242922&type=3&theater
Day 13 : https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10155196773583044&set=gm.700266030153825&type=3&theater
Day 14 : https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10155207604208044&set=gm.702047669975661&type=3&theater
Day 15 : https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10155216426043044&set=gm.703404489839979&type=3&theater
Day 16 : https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10155222900743044&set=gm.704756206371474&type=3&theater
Day 17 : https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10155233910138044&set=gm.706708136176281&type=3&theater
Day 18 : https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10155281599743044&set=g.338520042995094&type=1&theater
Day 19 : https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10155289081198044&set=g.338520042995094&type=1&theater
Day 20 : https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10155293113643044&set=g.338520042995094&type=1&theater
Day 21 : https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10155314770443044&set=g.338520042995094&type=1&theater
Day 22 : https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10155321204633044&set=g.338520042995094&type=1&theater
Day 23 : https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10155338029668044&set=g.338520042995094&type=1&theater

Tiếp theo để học lên cao IELTS 6.5+, các bạn phải siêng luyện các phần sau được chia ra học đều mỗi ngày :
- VOCABULARY : mua bộ flash card IELTS Blue-up mỗi ngày học 10 từ hoặc 10 phút.
Từ điển bằng hình : https://drive.google.com/open?id=0BwJBdJZw3IDnTkMydldtYW9JNFE
Từ điển Lingoes portable không cần install, dùng từ điển này click & see ( chỉnh trong configuration để look up từ mới khi đọc báo ), luyện đọc rất nhanh và hiệu quả : https://drive.google.com/file/d/0BwJBdJZw3IDnODF2ZG51Zk00dnc/view?usp=sharing
Tra từ online : http://www.oxfordlearnersdictionaries.com/
- GRAMMAR : mỗi ngày 20 phút xem lý thuyết và tự đặt câu tập thực hành nói những thì chủ yếu sau : Present & Present Continuous, Past, Future, Present Perfect, IF, WISH, Passive Voice, Relative Clause, Reported Speech, Not Only…But Also, Conjunction, because…and…so…, so that-such that-in order to-so as to...Tra Google các ngữ pháp cần học với từ khóa "cách dùng...ABCXYZ" sẽ có lý thuyết và ví dụ song ngữ minh họa hoặc xem tại đây mình tổng hợp những Grammar hay dùng đủ để lấy IELTS 6.5 :
https://www.facebook.com/IELTS7.5Simply/photos/a.139016829771797/202823390057807/?type=3&theater
- PRONUNCIATION : tập đọc to thành tiếng ( không phải đọc thầm trong đầu ) và phát âm rõ mỗi ngày 30 phút với bộ American Accent Training và BBC Pronunciation. Ghi âm và nghe lại Chú ý phát âm đuôi final sounds, quá khứ –ed và –s, nối âm, âm điệu lên xuống, nhấn giọng chỗ thông tin quan trọng.
https://www.facebook.com/IELTS7.5Simply/photos/a.139016829771797/413491565657654/?type=3&theater
American Accent Training & BBC Pronunciation : https://drive.google.com/file/d/0BwJBdJZw3IDnLVZmM2RoT0YycTQ/view?usp=sharing
Luyện phát âm Mỹ qua kênh youtube 3 list sau thôi là ổn.
Các videos của anh Kenny N vui và hài hước : https://www.youtube.com/user/HocEnglishOnline/videos
Các videos của anh Thai Vi Lan giới thiệu cuộc sống ở Mỹ
https://www.youtube.com/channel/UC4P4Jim26NE_3I-weqWBw5Q/videos
Cô Rachel giọng miền Tây Mỹ ngọt như mía lùi : https://www.youtube.com/user/rachelsenglish/videos
Lưu ý cách phát âm số nhiều -s và quá khứ -ed : https://www.facebook.com/IELTS7.5Simply/photos/a.139016829771797/154396948233785/?type=3&theater
- LISTENING : nghe và chép chính tả mỗi ngày 30 phút, trước khi thi 2 tháng hãy luyện đề
Cách học nghe và chép chính tả : https://www.facebook.com/IELTS7.5Simply/photos/a.139016829771797/174517519555061/?type=3&theater
Nguồn để nghe và chép chính tả : https://drive.google.com/file/d/0BwJBdJZw3IDnSDRDUktiTDBBTWM/view?usp=sharing
Cách làm bài thi Listening : https://www.facebook.com/IELTS7.5Simply/photos/a.139016829771797/181232338883579/?type=3&theater
Các phần dễ lấy điểm nhưng hay sai trong thi IELTS Listening là số phone number hay address, tên đánh vần và nơi chốn, các bạn nghe và luyện thêm : https://www.youtube.com/watch?v=D6U_QQ9Zg48&list=PLhOzapPNuXhmbAhgTkK2jjIq0vLcczXup&index=2
Rảnh thì nghe thêm giải trí : www.ted.com và các kênh hài hoặc bất cứ thứ gì bạn thích về khoa học ( Discovery ), muôn thú ( Animals ), du lịch và khám phá ( Reality shows ), phim truyền hình hài : Friends và How I Met your Mother ( đăng ký NetFlix coi có English Subtitle chỉ mất $11/tháng ). Hai stand-up comedians mình hay coi là Trevor Noah và Stephen Colbert, lúc đầu nghe chưa quen thì nhìn phụ đề, sau quen rồi thì dẹp phụ đề qua một bên. Tuyệt đối đừng nhìn phụ đề Vietnamese vì nó không giúp bạn cải thiện được Listening bao nhiêu đâu.
- READING :
Cách luyện đọc : https://www.facebook.com/IELTS7.5Simply/photos/a.139016829771797/175861432754003/?type=3&theater
Cách làm bài thi : https://www.facebook.com/IELTS7.5Simply/photos/a.139016829771797/182036202136526/?type=3&theater
Tài liệu học : https://drive.google.com/file/d/0BwJBdJZw3IDncW5qQi1qTk5vUEE/view?usp=sharing
- WRITING :
6 cách paraphrase để viết tốt mở bài & kết luận : https://www.facebook.com/IELTS7.5Simply/photos/a.139016829771797/224498107890335/?type=3&theater
Cách đọc văn mẫu : https://www.facebook.com/IELTS7.5Simply/photos/a.139016829771797/264057740601038/?type=3&theater
+ Writing Task 1 : thời gian viết 20 phút ( viết sau Task 2 )
General : viết thư - Formal và Informal : https://www.facebook.com/IELTS7.5Simply/photos/a.139016829771797/163800733960073/?type=3&theater
Academic : tài liệu hướng dẫn viết Report : https://drive.google.com/file/d/0BwJBdJZw3IDnSHJiaHFoMjl1cUU/view?usp=sharing
Video hướng dẫn viết thư :  https://www.youtube.com/watch?v=PgwmAUJx248&feature=youtu.be&t=4
+ Writing Task 2 : thời gian viết essay 40 phút ( làm trước tiên )
Tài liệu học : https://drive.google.com/file/d/0BwJBdJZw3IDnYjJXcGlSZGJyZHc/view?usp=sharing
Những lỗi hay sai khi Writing và cách triển khai ý : https://www.facebook.com/IELTS7.5Simply/photos/a.139016829771797/200185273654952/?type=3&theater
Cách luyện viết :  https://www.facebook.com/IELTS7.5Simply/photos/a.139016829771797/178526395820840/?type=3&theater
Cách làm bài thi : https://www.facebook.com/IELTS7.5Simply/photos/a.139016829771797/183622685311211/?type=3&theater
- SPEAKING : Cách trả lời Par 1 & Part 3 : idea + explain + example
Nghe và luyện nói theo chủ đề Part 2 : https://drive.google.com/file/d/0BwJBdJZw3IDnUENYWlhWalJNOE0/view?usp=sharing
Những tài liệu khác : https://drive.google.com/file/d/0BwJBdJZw3IDnSVhTMy1hWjN6Y28/view?usp=sharing
Cách làm bài thi : https://www.facebook.com/IELTS7.5Simply/photos/a.139016829771797/184858388520974/?type=3&theater
Để nói tốt trước tiên bạn phải rèn phát âm đúng : https://www.facebook.com/IELTS7.5Simply/photos/a.139016829771797/203322303341249/?type=3&theater

Dĩ nhiên trong quá trình học IELTS sẽ rất rất rất nản, để đừng buông xuôi bạn hãy đọc một số bài mình viết nhằm "motivate yourself" khi chán học :
- Học English để làm gì : https://www.facebook.com/IELTS7.5Simply/photos/a.139016829771797/716195105387297/?type=3&theater
- Xác định Mục đích-Mục tiêu-Thời gian để bền chí học tốt : https://www.facebook.com/IELTS7.5Simply/photos/a.139016829771797/142131902793623/?type=3&theater
- Giải quyết vấn đề "Tôi không có thời gian để học!" : https://www.facebook.com/IELTS7.5Simply/photos/a.139016829771797/141296019543878/?type=3&theater
- Giải quyết vấn đề :"Sao tôi học hoài không thấy khá, Nản quá!" : https://www.facebook.com/IELTS7.5Simply/photos/a.139016829771797/140590246281122/?type=3&theater

Những trang web các bạn có thể nghiên cứu tự học thêm mình chỉ mention những thế mạnh, ưu điểm mạnh nhất của từng trang, mặc dù trang nào cũng có tips và tricks cho cả 4 kỹ năng.
1. IELTS-Advantage.com
Mình rất thích trang này (của thầy Christopher Pell). Theo ý quan điểm riêng của mình thì cái mạnh nhất của trang này đó chính là phần Writing (cả 2 tasks). Thầy share rất rất rõ các tiêu chí chấm điểm, làm sao để đạt điểm cao và rất nhiều tips như paraphrasing, example. Nói chung mình thấy bao nhiêu đây đã rất rất đủ với các bạn đang ôn Writing band 6.5-
Task 1: http://ieltsadvantage.com/writing-task-1/
Task 2: http://ieltsadvantage.com/writing-task-2/
2. IELTS-Mentor.com
Đây là một tài nguyên khủng về đề Reading... Có cả trăm cái sample Reading (mỗi sample là 1 passage trong 1 test), được sưu tầm rất công phu. Cuối mỗi bài có phần đáp án, nên việc check lại rất nhanh. Mình hay download (mỗi lần 1-2 sample) rồi in và làm.
Link: http://www.ielts-mentor.com/reading-sample/academic-reading
3. IELTSSpeaking.co.uk
Kho Vocabulary dùng cho Speaking, thêm vào đó là course online cho những bạn có điều kiện.
Link: http://www.ieltsspeaking.co.uk/
4. IELTS-Blog.com
Mình dùng trang này để học Writing (check grammar và vocabulary). Mình vào mục sample Writing của các IELTS Test takers đã được sửa, và đọc học hỏi từ những lỗi sai đó. Các bạn nên đi từ band thấp đến cao nhé.
5. Những trang khác có thể tham khảo :
IELTS-Simon.com
IELTSLiz.com
IELTSBuddy.com
IpassIELTS.com
Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao vượt kỳ vọng nhé.

2 năm trước
Hồi 5 – Làm Visa
Các bạn chọn ngành học trường học ở Hồi 3 và ráng học IELTS Academic ở Vietnam lấy đủ band điểm cần thiết để apply Admission Letter của trường ở Hồi 4 là đủ xài chứ không cần cố công lấy 8.0 rồi vứt xó không ứng dụng gì thì cũng phí hoài.
Hồi 5 này các bạn sẽ bắt tay làm Visa du học và biết một số cách khắc phục các lỗi hồ sơ hay bị failed vì các lý do rất quen thuộc như : thiếu tài chính, thời gian học ở Canada quá dài, không có lý do quay về, chương trình học không phù hợp mục đích học…blah blah blah

- Du học theo diện Student Direct Stream SDS ( mới thay cho CES ) thì khá đơn giản, mọi thứ giấy tờ đều nộp online chi tiết trên website của chính phủ :
https://www.canada.ca/en/immigration-refugees-citizenship/services/study-canada/study-permit/student-direct-stream.html
Sơ bộ thì chỉ cần những giấy tờ sau : Admission Letter của trường học ( xem trên website của trường họ yêu cầu gì ở mục Admission ); Khám Sức Khỏe ( chọn Vietnam xem những phòng khám chỉ định http://www.cic.gc.ca/pp-md/pp-list.aspx ); Ra Bank hỏi làm Guaranteed Investment Certificate (GIC) trị giá C$10,000 để du học; Receipt đóng học phí năm đầu tiên cho trường; IELTS 6.0 ( hoặc French 7.0 Test d’évaluation de français nếu muốn học ở Montreal hoặc Quebec ).
Các bạn chuẩn bị kỹ, gom đủ hết scan và nộp online thì vài tuần là có Visa ngay 😉

- Riêng về du học diện chứng minh tài chính thì nhiêu khê hơn một chút. Cái tên đã nói lên hết vấn đề của nó, bạn phải chứng minh tài chính sao cho đủ cover cho những năm học hành ở Canada, và study plan phải rõ ràng hợp lý kèm theo lý do quay về Vietnam sau khi học xong ( dù ai cũng biết học xong hầu như chả đứa nào về hehe )
Về Study Plan : bản kế hoạch này phải kể lể quá trình học từ phổ thông giỏi những môn gì và yêu thích những môn gì ( nên nói xạo sao cho nó match với ngành sẽ du học nhưng phải hợp lý so với học bạ cấp 3 ), lên Đại học/Cao Đẳng thì học không đúng ngành phù hợp với bản thân do định hướng của gia đình và bản thân lúc đó chưa có kiến thức thực tế và xã hội, đi làm thì do yêu cầu của công việc nên cần phải đi học Post Grad 1 năm nhằm nâng cao kiến thức nghiệp vụ để khi quay về Việt Nam sẽ làm việc hiệu quả với mục tiêu thăng tiến lên vị trí cao hơn. Một trong những ngành Post Grad 1 year để lấy Visa tương đối phù hợp với đa số công việc là Project Management ( các ngành khác các bạn tự search thêm nhé ) để làm Supervisor hoặc Manager. Với ngành học 1 năm này các bạn sẽ giải quyết được 4 vấn đề hay bị tick trong visa refusal letter : thiếu tài chính, thời gian học ở Canada quá dài, không có lý do quay về, chương trình học không phù hợp mục đích học.
Về Tài chính : đóng trước 1 năm học phí của trường để lấy Receipt, Sao kê thu nhập lương tháng hoặc hóa đơn mua bán kinh doanh, có bao nhiêu sổ hồng sổ đỏ sổ xanh sổ trắng gì thì sao y công chứng ra hết với thời gian gửi trước khi nộp hồ sơ khoảng 3 tháng và có kỳ hạn 1 năm ( có visa rồi thì rút ra hết trả nợ chả vấn đề gì, tiền lãi cũng chả là bao, có vài bank cho gửi vào 300 triệu nhưng làm sổ 1 tỉ, trả lãi 700 triệu trong 2~3 tháng cầm sổ 1 tỉ đó các bạn tự liên hệ hỏi nha, it’s not my business ). Các bạn phải đưa ra tính toán chi tiết trong Study Plan là : tiền học phí ( đã đóng trước 1 năm còn lại x tiền ), tiền sinh hoạt phí 1 năm là $15,000 ( nhân cho số năm học là y tiền ), gia đình đã có sẵn số tiền ( nên là double của số x + y ). Ví dụ học 1 năm cả học phí và sinh hoạt phí là $30,000 thì thì sổ tiết kiệm phải tương đương tối thiểu $60,000 nhưng cũng đừng cao hơn gấp 3 lần sẽ không tốt. Đôi khi Less is More 😉Ngoài số tiền Savings, các Officers còn chú trọng nhiều vào số tiền thu nhập income ( để xem có phù hợp với số tiền Savings hay không ). Income bao gồm cả salary, tiền thưởng, tiền trúng số, tiền chạy xe ôm thêm ngoài giờ, tiền ba má cho…vân vân và mây mây.
Một cách để tăng khả năng tài chính lên là Hợp đồng cho thuê nhà : nhờ bạn thân ra Phòng công chứng làm Hợp đồng cho thuê nhà kỳ hạn 2 năm để chứng minh trong lúc đi học vẫn có income trang trải cuộc sống. Tiền thuê nhà trong hợp đồng tùy nhà bé hay bự, gần hay xa trung tâm mà phang 10~50 triệu/tháng. Nên làm việc này 6 tháng trước khi nộp hồ sơ, sau khi có hợp đồng rồi thì nhờ ai thân tín cầm CMND ra bank nộp vào tài khoản của bạn mỗi tháng đúng với số tiền trên hợp đồng thuê nhà ( dĩ nhiên là tiền của mình tự nộp cho mình rồi, không biết có ai hỏi câu hỏi ngớ ngẩn này không ahihi tiền đâu? )
Các giấy tờ mua bán hoặc sở hữu nhà đất hoặc xe hơi ( đừng gom xe máy hay điện thoại thì lầy quá ) cũng rất hữu dụng trong việc chứng minh tài chính và lý do quay về do còn ràng buộc vật chất ở Việt Nam. Ngoài ra, một tài sản cực kỳ vô giá có thể thế chấp ở Việt Nam và nghiễm nhiên được hiểu là sẽ phải quay về khi học xong : vợ con ( cho những ai đã lập gia đình ).

- Để đưa vợ/chồng và con cái sang Canada trong lúc du học thì có 2 cách mình sẽ nêu ra sau đây cái lợi và hại của cả 2 để tùy gia cảnh của các bạn mà cân nhắc thật kỹ chọn làm cho hợp lý, ai ở trong chăn mới biết chăn có rận chứ người ngoài có nói đốc thúc thì cũng như gió thoảng mây bay. Lý do gì để làm việc này : spouse sẽ có work permit đi làm full time dư sức cover chi phí cho cả nhà và con cái được đi học miễn phí từ 4 tuổi trở lên ở lớp JK Junior Kindergarten tương đương lớp mầm chồi lá ở quê mình. Trẻ con qua càng sớm trước 10 tuổi càng sẽ có được Canadian Accent mà không lẫn lộn Vietnamese Accent khi nói tiếng Anh cũng như sẽ hiểu văn hóa và sống văn minh hơn.
+ Đi cùng lúc trong hồ sơ nộp đi du học : tài chính phải cực kỳ mạnh và/hoặc có business ở Việt Nam, ngoài ra cũng cần nhiều may mắn. Cái lợi là cả nhà cùng ở bên nhau đỡ phải buồn tủi khi xa nhau nhất là vào mùa đông depression sẽ thấm lắm cảnh xa nhà. Cái hại là cả nhà đi vậy mà chưa ai biết gì về Canada thì sẽ khá tốn kém trong thời gian ít nhất là 6 tháng~1 năm đầu, nguy cơ rớt Visa cũng cao hơn hồ sơ đi cá nhân.
+ Người đi du học trước, lần mò đường đi nước bước quen cuộc sống ở Canada rồi sau 8 tháng~1 năm thì làm hồ sơ Visitor Visa cho người còn lại và con cái. Khi họ qua đến Canada thì làm Open Workpermit cho Spouse và Visitor Record/Study Permit cho con cái ở lại theo đúng thời hạn Study/Work Permit của Người đã đi du học trước đó ( Chi tiết làm thế nào để Hồi 6 mình bàn chi tiết hơn cùng với các việc lấy và renew Study Permit & Visa )

Hồ sơ đi du học được xét Case-by-Case riêng lẻ, cho nên tuy là cùng background nhưng có người đạt Visa có người lại Failed, âu cũng là chưa đúng thời điểm và duyên chưa tới. Các bạn cứ cố gắng chuẩn bị mọi thứ thật tốt và sẵn sàng đừng để bản thân rơi vào trạng thái thụ động vì bất kỳ một yếu tố nào kể cả người thân quen. Cũng đừng nản hoặc tiếc tiền vì đã xác định đi con đường này là dài hơi và tốn kém, nhưng quy cho cùng thì vẫn còn rẻ và lời hơn là chi phí ban đầu chi cho các con đường khác như đầu tư hay kết hôn. Mất cái này được cái khác thôi các bạn ạ, muốn không bỏ nhiều tiền thì phải bỏ nhiều công sức, what goes around comes around !

2 năm trước
Hồi 6 – Lên Đường
Có Visa rồi thì mình làm gì? Lập tức xin nghỉ việc và dọn đồ đạc book vé máy bay ngay thôi
Về chất lượng các hãng bay thì mình thấy đều như nhau, thời buổi cạnh tranh mà 😊 dĩ nhiên bạn không thể vừa muốn có giá rẻ mà chất lượng lại tốt như các vé ~2k $ hay vé Business/First Class được, cái gì cũng balance thôi, trong chừng mực expectation mình muốn là ổn.
Ví dụ thế này cho đơn giản, có lần mình đặt vé khứ hồi Round Trip từ Toronto về VN ngay mùa cao điểm ( tháng 4 và tháng 9 ), nếu đi 1 stop ở Nhật với thời gian bay tổng cộng 22 giờ thì mất 1k3 $CAD trong khi nếu đi 2 stops với thời gian bay 28 giờ thì chỉ có 900$CAD thôi (~USD680). Coi như là mình đã làm việc 6 tiếng trên máy bay ( toàn xem phim đọc sách và tập thể dục rồi ăn ngủ ) mà được tới CAD400 thì quá đã ha.
Một số lưu ý như sau :
-Vé một chiều cũng chỉ rẻ hơn 2 chiều một vài trăm $ nên đừng bất ngờ
-Không nên search quá nhiều vì hãng bay sẽ record lại địa chỉ IP máy tính của bạn và biết bạn đang có nhu cầu cao cần mua vé sẽ nâng giá vé lên mà không offer giá rẻ nữa. Cho nên, chỉ khi nào quyết định mua vé thì hãy search 2 lần ( nhiều hãng ) và chọn mua vé ngay lần thứ 3.
-Thường bay đi CN và bay về giữa tuần, bay đi buổi sáng sớm và bay về vào ban đêm giá sẽ rẻ hơn, bạn cứ chọn trong khung biểu đồ của trang web cột nào rẻ với ngày giờ phù hợp là ổn.
-Chú ý Currency của hãng bay đưa ra là USD hay CAD để tránh tưởng giá rẻ hóa ra là mắc.
-Nếu có Visa Du lịch USA thì sẽ có nhiều lựa chọn giá rẻ hơn với United Airline và Japan Air. Đừng sợ scandals, vừa rồi mình đi United Airline hoàn toàn hài lòng, đúng giờ tất cả, ăn uống ngập họng, ghế chỉ hơi nhỏ nhưng không vấn đề gì so với nhu cầu bay giá rẻ của mình. Như mình nói ở trên, 200~400$ chênh lệch đủ để mình book 1 tour 3 ngày 2 đêm ở Resort Phan Thiết hay Vũng Tàu để relax trước khi lên đường chinh chiến.

Các phần mềm và trang web để mua vé bay giá rẻ mình hay dùng :
https://www.skyscanner.ca/ : cái này đủ hãng và chuyến, có khi rẻ hơn có khi mắc hơn Momondo
https://www.momondo.ca/ : Rẻ nhất và mình cũng hay đặt nhất vì nó có thống kê những khung ngày giá rẻ dễ so sánh và chọn đi, tuy nhiên các bạn cứ check các web/software khác để double check và chọn cái hợp lý nhất, rẻ nhất hay mắc nhất không hẳn là tốt nhất.
https://www.flighthub.com/ : cũng hay cho vé rẻ nhưng vẫn cao hơn tí so với Momondo.
https://www.ca.kayak.com/flights : ngoài Flights và Hotels còn có cả book Cars khá tiện để travel.
Chúc các bạn mua được tấm vé bay giá rẻ hợp lý với chất lượng tốt.

Trên máy bay có thể hỏi tiếp viên xem cách điền tờ khai hải quan, đọc tự tick vô cũng đơn giản thôi. Đến sân bay ở Canada thì họ sẽ hỏi mình qua với mục đích gì và hướng dẫn mình vào khu vực xếp hàng để lấy Study Permit. Các bạn cứ bình tĩnh trả lời các câu hỏi thông thường của nhân viên Hải Quan để kiểm tra lại thông tin cá nhân và mục đích đến Canada là được cấp Study Permit :
- Tên gì, ngày tháng năm sinh, qua Canada ở địa chỉ nào?
- Qua học trường gì, ngành gì, thời gian ở Canada bao lâu?
- Trong lúc học có muốn đi làm không? ( câu này hơi tricky nha, bạn trả lời là NO nha, tui không có dự tính đi làm, tui chỉ muốn học thật tốt và quay về Vietnam khi tốt nghiệp ) Lúc họ cấp Study Permit thì mặc nhiên trong đó cho làm 20 giờ/tuần khi đi học khóa chính và lúc nghỉ hè sẽ được làm 40 giờ/tuần. Ai qua học English mà chưa vô khóa chính sẽ không được đi làm chính thức nhận cheque, vế còn lại tự hiểu nghen 😉
- Các câu hỏi râu ria khác thì cứ tự nhiên tự tin mà trả lời, Hải quan Canada cực kỳ dễ thương ( bạn nào qua Mỹ rồi sẽ thấy hehe ), nếu nghe không hiểu cứ hỏi lại thiệt kỹ cho đến khi hiểu tường tận mới trả lời chứ đừng Yes Yes No No đại đại là ăn hại có nguy cơ vào phòng cách ly thẩm tra nha. Bạn nào không ổn English thì cứ nhờ hỏi có thông dịch viên Vietnamese hay không? Hoặc nhờ ai trong line xếp hàng khá tiếng Anh help you out.
Có Study Permit là bạn đã có quyền ở Canada hợp pháp cho đến hết thời hạn trên Permit, dù cho Visa của bạn hết hạn. Nhiều bạn chưa rõ 2 giấy tờ này : Visa chỉ để đi vô và đi ra cửa khẩu rồi quay lại Canada hợp pháp chứ nó không có tính pháp lý giúp bạn ở lại Canada theo hết thời hạn Visa, còn để ở lại Canada bạn cần phải có Permit ( trừ trường hợp Visa du lịch nghiễm nhiên được hiểu chỉ được ở lại Canada maximum 6 tháng ). Cho nên nếu xác định ở Canada luôn thì không cần Renew Visa, còn khi Permit hết hạn thì phải Renew Permit nếu muốn ở lại Canada. Khi có Permit mới thì hẵng Renew Visa Student để Visa có thời hạn đúng như Permit ( trừ Visa du lịch được cấp hết hạn theo Passport ). Vấn đề này mình sẽ hướng dẫn chi tiết cách làm vào các Hồi sau nhé.

Chuẩn bị đi thì hãy ước lượng trước Chi phí sinh hoạt tại Canada để chuẩn bị mang theo đủ tiền dự phòng :
Chi phí sau đây áp dụng cho một người lớn ở Toronto - một trong những thành phố đắt đỏ nhất ( các thành phố và tỉnh bang khác có thể cao/thấp hơn some 10~30% ).
- Tiền thuê phòng : $300~$500/tháng ( tùy phòng share hay gần trung tâm, kinh nghiệm của mình là nên kiếm phòng thuê ở gần chỗ làm và học, tiết kiệm tiền bus mỗi tháng và thời gian di chuyển. Nên nhớ, mỗi ngày bạn tốn 1 tiếng trên đường là đang mất $300/tháng - tính chẵn lương $10/hr ). Nếu ở gia đình thì nên thuê căn hộ 3 phòng ngủ $1,500~$2,000 sau đó cho thuê lại 1~2 phòng giá $500/phòng để giảm chi phí.
- Tiền di chuyển : vé bus & subway $120~$140/tháng, nếu nhà ở gần chỗ làm & học 1~3km thì chỉ cần đi bộ coi như tập thể dục đỡ tốn khoản này. Nếu có gia đình và điều kiện thì nên mua xe tầm $5,000 đời 2009 là chạy ngon rồi, phí bảo hiểm $200~$900/tháng ( tùy bằng lái G hay G2, vùng đang ở, lịch sử lái có tai nạn hay phạm luật ), xăng xe $1/lít chạy đi làm 1 tháng khoảng $300 bao gồm phí bảo trì và thay nhớt.
- Tiền điện thoại : phone plan $60/tháng được phát cho cái iphone 7 hoặc Samsung S7. Tự mang phone của mình thì tùy gói có data hay không, dao động $20~$45 tùy hãng bạn cứ shop around ở các shopping malls sẽ có deal tốt.
- Tiền ăn : $250~$300/tháng mua về tự nấu ăn ở nhà đầy đủ chất : các loại thịt heo-gà-cá-bò-tôm, rau các loại, trứng gà, sữa, phô mai, trái cây ôn đới táo-cam-chuối-nho-dâu ( đừng hứng lên ăn trái sầu riêng hay mít thì mệt lắm, đau túi, nói chung tránh xa trái cây nhiệt đới ra ), thuốc bổ vitamins tổng hợp.
- Tiền giải trí : xem phim mỗi cuối tuần và mỗi tháng đi camping/hiking ngắm cảnh ở các parks khoảng $100.
Ở mức sống cơ bản như trên thì cần khoảng $1,100/tháng ( tương đương 80 giờ làm việc với minimum wage $14 ). Gia đình nào ở mấy người lớn thì cứ nhân lên thôi, trẻ em không cần tính ăn ở như trên nhưng phải cộng thêm mỗi tháng đâu đó $900 tiền giữ trẻ hoặc after school. Coi như một gia đình 2 vợ chồng 2 đứa con xài tiết kiệm thì tầm $3,500~$4,000.
Làm bài toán nhỏ xíu, lương lao động phổ thông : rửa chén, phục vụ, công nhân...minimum wage ~$14/hr với 1 tuần làm 6 ngày 48 tiếng sẽ kiếm đâu đó $670 ( bằng với lương một công chức hoặc kế toán viên entry level mặc suit/vest lịch sự ở ngân hàng ), còn bạn nào làm thợ có nghề : sửa nhà, lót sàn, làm bếp, sơn tường, làm móng/tóc thì có khi kiếm được $800~$1,200/tuần like a piece of cake. Làm càng nhiều thì bị đánh thuế càng nặng, nếu bạn có thu nhập thấp đến trung bình khá chỉ <$70,000/năm thì không phải quan tâm thuế má làm gì vì sống ở xã hội nào thì cũng phải bị đóng thuế thôi, có điều ở Canada thì được nhiều benefits còn nhiều nước khác trên thế giới thì chỉ biết đóng và đóng nhưng không nhận được gì ngoài phiền não. Tính thế để thấy là dù chi phí có đắt đỏ thì các bạn du học sinh vẫn có thể vừa học vừa làm Part time đủ để lo chi phí sinh hoạt ở Canada, còn gia đình nào mà hai vợ chồng với tinh thần làm việc siêng năng ( dù cho không có nghề nghiệp và học hành ) vẫn đủ sống không bị đói ở đất Canada này, giàu thì không giàu nhưng chắc vẫn có Camry chạy phà phà sau 1~2 năm chăm chỉ với một cuộc sống ổn định và con cái được học hành đàng hoàng trong môi trường trong lành. Còn để vươn lên mua nhà sau 10~15 năm bươn chải thì chắc phải lấy ngắn nuôi dài học một cái nghề gì đó đặng tích cóp còn tậu miếng đất cắm cái chòi tranh nhét 2 quả tim vàng vào. Chúc cả nhà vui sống và an nhiên nơi đất lạnh tình nồng này.

Một số thắc mắc trước khi xếp hành trang lên đường sang Canada :
1. Có nên mua quần áo mùa đông và giày dép bên VN đem qua không ?
Không cần mua, nếu có sẵn thì đem qua hoặc mua 1 vài đôi dép đi trong nhà, đợi qua Ca rồi hãy mua giày thể thao Nike & Adidas, winter boot và jacket để chất lượng tốt và ấm, phù hợp nhiệt độ và thời trang, áo lạnh nếu có mua ở VN thì mua áo lạnh 2 lớp Columbia hoặc North Face loại hàng xuất khẩu khoảng 800 ngàn/ cái ở Saigon Square hoặc chợ Nga. Hàng ở VN fake khá nhiều, bạn nên check kỹ ngoài mạc áo có mã số thì còn phải xem size, hàng VNXK thì bạn thấy ai 70kg mặc vừa size S, size M hơi rộng là đúng hàng vì size đồ xuất đi châu Âu bao giờ cũng to hơn size đồ fake làm cho fit với Asian body, nữ ở VN thường chỉ mặc size XS ( nhỏ hơn size S ). Để chống đông, bạn mặc 1 bộ đồ lót Thermal vào, áo thun dày hoặc áo len khoác ngoài, rồi mới mặc áo jacket này vô trời tuyết -20 độ ấm vô tư. Thích mặc đồ trendy kiểu nón lông lá như Canada Goose thì qua đây mua loại jacket của The North Face dòng Gotham giống vậy cũng full Goose Down chừng 300$ là siêu ấm rồi. Xem thêm cái kiểu áo ấm mùa đông tốt nhất năm 2018 https://www.switchbacktravel.com/best-winter-jackets
Đồ lót thermal mặc mùa đông thì để sang đây mua ở Walmart 25$/bộ hoặc bạn đi vào mùa đông cũng có thể mua 2 bộ đồ lót áo&quần thermal North Face mặc đỡ ở Saigon Square giá 150k/bộ ( sau khi trả giá ), quần kaki lót nỉ ấm mùa đông 35~60$ ở Winners hoặc Michaels shop, Giày thể thao thì mua Nike hoặc Adidas khoảng 50$/đôi. Tiết kiệm hơn nữa thì mua quần áo used quyên góp rất rẻ ở Thrift Store hoặc Value Village ( google xem chỗ nào gần nhà thì đi bus đến )
2. Đồ ăn mang theo được gì ?
Không được mang thịt vì trái luật sẽ bị phạt và record rất khó qua hải quan cho những lần sau, một số bạn đóng gói niêm phong ở ngoài dán nhãn là cá mực gì đấy thì khá rủi ro nếu bị phát hiện. Mấy đồ đóng gói thì nhớ kiểm tra thành phần trước khi quyết định mang theo nha. Rau, trái cây thì chỉ được mang loại đã xử lý. Tuyệt đối không mang đồ tươi. Mang gì thì khai cái đó đừng để vô sổ bìa đen của Hải Quan nha. Bị phạt nặng (có người bị phạt $800 vì vô tình mang cơm cháy có chà bông) bonus thêm những lần sau qua Hải Quan nó đều lục tung hết hành lý mất cả ngày. Kinh nghiệm : khi pack đồ vô vali, nên để riêng một cái toàn đồ ăn, vừa pack vừa ghi luôn những gì bỏ trong đó. Đến airport chỉ việc chìa cái list ra cho họ đọc. Thời gian đầu qua có thể xách theo chục gói mì hải sản ( không mang gói mì in hình thịt ) và lương khô phòng khi một số bạn bị shock với giá đồ ăn ngoài hoặc chưa hợp khẩu vị, chưa biết chợ để đi mua về nấu, nấu ăn có thể lên youtube tự học nấu đơn giản và nhanh gọn. Lúc đầu nấu chưa ngon nhưng sau vài lần sẽ hợp khẩu vị mình và tốc độ nấu nhanh hơn. Mình thề là ở VN mình chưa bao giờ phải lăn vào bếp nhưng qua đây sau vài tháng mình đã nấu một nồi tôm hoặc cá kho và chuẩn bị bữa cơm tổng cộng hết chỉ mất 30 phút :)
3. Có nên mang thuốc theo không ?
Mang theo thuốc cảm, ho, đau bụng, dị ứng, sổ giun và những bệnh lặt vặt được nhưng hên xui có khi bị tịch thu. Mua thuốc bên Ca sẽ an toàn hơn nhưng một số bệnh phải có toa của bác sĩ mới mua được thuốc ( như thuốc sổ giun chẳng hạn ;) ). Walk in Clinic là phòng mạch tư rất nhanh và tiện để khám chữa bệnh phí khám khoảng 60$/lần, gom hết Receipt và giấy tờ có thể claim lại bảo hiểm sau, process khoảng 3 tuần là có thể nhận lại tiền qua mail và cheque để deposit vào bank. Thủ tục rất nhanh và dịch vụ họ hỗ trợ rất tốt không lằng nhằng như ở VN đâu bạn đừng lo.
4. Nên : may 1 bộ đồ vía như Vest nam/nữ để đi phỏng vấn và dự những buổi tiệc formal, ngoài ra nên mua quần jeans/tây/underwear sẵn ở VN nếu chiều cao khiêm tốn, số đo dễ nhớ 5’7” ~ 1m7 rồi suy ra lệch trên/dưới. Ngoài ra sang Ca thì đến outlet mua đồ hiệu rẻ hơn ở Vn nhiều. Giày thể thao Nike/Puma/Adidas/Fila mua là 50$. Áo ngực là 15$. Quần lót là 3$. Giày boot chừng 50$ đến 100$, giày Sorel ấm chống thấm ( đừng mua UGG, mắc mà mau hư, vô nước mang lạnh chân ). Balo là 30$, balo ROOTS (bảo đảm xài mấy năm), còn không bạn có thể mua balo North Face chính hãng ở VN tầm 800k rất tốt, mình dùng đã 3 năm nắng mưa tuyết không suy suyễn gì http://balosaigon.com/Blogs.mvc/ChiTiet/184/tim-mua-balo-the-north-face-chinh-hang-o-dau.html
Mua dự phòng thêm mắt kiếng cận, bên Ca thì món này mắc hơn VN, nắng cũng hại mắt hơn ở VN. Riêng kiếng mát thì rẻ và an tâm là hàng chính hãng hơn ở Vietnam bán hàng trộn nhiều. Còn giấy tờ tùy thân ngoài bằng cấp, học bạ, bằng lái, giấy tờ nhà cửa...còn chứng từ nào quan trọng nên đem theo hết nhé, có dịch thuật công chứng sẵn luôn mấy bản càng tốt. Những loại giấy tờ nào còn dang dở ở VN thì nên làm ủy quyền cho người nhà : thủ tục mua - bán - cho thuê nhà & xe cộ, lý lịch tư pháp số 2, ủy quyền rút - chuyển tiền trong ngân hàng, ủy quyền hủy các hợp đồng điện nước internet và bank do bản thân đứng tên, ủy quyền lấy BHXH 1 lần, hủy các loại thẻ visa ở VN vì dùng ở bên này sẽ bị charge ở VN phí ngoại tệ và phí linh tinh khoảng 7%, nên mở thẻ VISA bên Canada mà dùng để chứng minh credit mai này mua xe và nhà cho dễ. Trước khi đi thì làm răng và trám tẩy trắng lại hết, bên này phí chữa răng không được bảo hiểm trả, khá mắc, và khi giao tiếp họ cũng chú trọng vẻ đẹp của răng lắm. Một người cười ra với hàm răng đẹp và trắng đều thì họ sẽ có cảm tình khi giao tiếp hơn :)
5. Dụng cụ học tập có nên mua ở VN qua không ?
Cái gì ở Ca cũng có chỉ thiếu mỗi tiền, Bạn chỉ cần mang tiền ;) ra Dollar Store hoặc đợi đến lúc Back To School Event vào cuối tháng 8 hàng năm sẽ được discount nhiều ở các Shopping Malls và Super Market như Walmart. Nên mua từ điển, máy tính Casio, bút bi, bút chì và ngòi 0.7mm, 0.9mm, 1.3mm, gôm pentel, thước kẻ nhựa, ổ cắm điện đa năng Lioa và 1 ổ chân cắm dẹt chuyển ra lỗ tròn. Đừng mang vở nhiều vì ở đây học từ sách là chính, qua đây các bạn mua mấy cái binders, mua 1 xấp ở Dollarama có 1~2$ kẹp vô binder viết đủ take notes 2 năm. Mấy cái workshops hay events cũng hay có cho bút và sổ tay bạn lấy dùng cũng là một cách tiết kiệm. Ổ cắm điện ở Canada là loại chân dẹt 2 lỗ sát nhau, các loại sạc Laptop và điện thoại ở VN đều có thể mang qua dùng được, các thiết bị điện khác bạn xem Adaptor có dải điện từ 100~250V không nhé vì điện ở Canada là 110V, khác với VN 220V do đó các đồ điện tử/nồi cơm điện/máy sấy blah blah nên qua đây mua sẽ đỡ mang vác nặng mà chất lượng và bảo hành được bảo đảm. Giá cũng chỉ 20~50$ trong Walmart bán rất rẻ bảo hành 1 đổi 1
6. Có nên mua Laptop và điện thoại Canada hay mang từ VN qua ?
Nếu có sẵn thì đem qua xài, nhớ mua ổ cắm chuyển từ tròn qua chân dẹt của Lioa khoảng 60k thôi, adaptor của Laptop và điện thoại thường có dải điện áp từ 100~220V nên không cần chuyển điện. Nếu đang không có laptop và điện thoại thì nên mua mới ở Ca vì chế độ bảo hành và chất lượng máy. Một số điện thoại ở VN bản lock và đã trong blacklist ở Bắc Mỹ sẽ không dùng được ở Ca. Một số website bán Laptop tại Canada dùng để tham khảo :
https://www.bestbuy.ca
https://www.newegg.ca/
http://www.kijiji.ca/ ( trang này lẩu thập cẩm, cẩn thận khi mua hàng used )
Facebook Marketplace cũng là một nơi mua hàng used
7. Có nên mang đồ điện gia dụng như nồi cơm, bàn ủi và chăn ga gối mền…từ VN qua Ca không ?
Không nên vì cồng kềnh, ở Ca mấy thứ này có nhiều và rẻ, quan trọng là ổ điện ở Ca là 110V chân dẹt, nếu đem qua phải có thiết bị chỉnh dòng từ 220V xuống còn 110V rất rắc rối. Mỗi người được mang US$5,000 ra khỏi VN không cần khai báo nên cứ đem qua đó sắm mới cho tiện và tốt. Ngoài ra, theo quy định nhà nước mỗi người có visa đi định cư thì có thể mua bank draft tối đa là $50,000 mà không cần phải chứng minh nguồn gốc sô tiền đó. Ví dụ 1 gia đình 4 mạng thì có thể đem được tối đa $200,000. Còn nếu có bán nhà cửa mà có giấy tờ chứng minh thì mang bao nhiêu cũng được. Đầu Canada thì vô tư (đối với người landing lần đầu). Tips khi cash in vô nhà băng là: cheque ai người ấy deposit không deposit dùm được. do đó nên thủ sẳn 1 it tiền để mở share account cho 2 vợ chồng rồi sau đó deposit vào thì tiền sẽ vào 1 tài khoản nhé. Credit và chứng minh nguồn gốc tiền khi deposit vào bank ở Canada rất quan trọng vì nó liên quan đến trốn thuế và tiền bẩn.
8. Tuyệt đối không mang Bột Sắn Dây và các loại thuốc có dạng bột trắng/xanh lá Hải Quan tưởng hàng trắng/cỏ hút sẽ soi hành lý cả ngày phiền phức lắm nhé. Hên thì lọt do ăn ở nhưng mình cứ tránh rủi ro tốt nhất có thể. Việc mang đồ cấm qua hải quan chỉ là “nghe nói” và “kinh nghiệm cá nhân” của mỗi người, người đó mang lậu qua được không có nghĩa là luật cho phép được và bảo đảm tất cả các trường hợp khác đều may mắn lọt. Đừng để rủi ro về phía mình nhiều quá đến lúc có chuyện xảy ra thì bạn lại than “giá như” và “sao xui dữ vậy” thì buồn lắm ahihi. Tất cả những gì phạm luật đều được record vào hồ sơ của bạn và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống ở Canada và những lần đi du lịch đến các nước khác của bạn. Sống vui khỏe cho đời tươi trẻ, làm việc gian nặng đầu suy nghĩ mệt lắm bạn ơi :)
Một số trang web rao vặt thông tin nhà, xe, việc làm :
http://www.gottarent.com/
http://www.gscrentals.com/
http://findlink.at/hometrader
http://www.kijiji.ca/
http://www.padmapper.com/
http://www.rentcompass.com/
https://www.renterspages.com/
https://www.torontorentals.com/
http://www.rentseeker.ca/
http://www.viewit.ca/
http://geo.craigslist.org/iso/ca
http://www.freerentads.com/
http://thoibao.com/

Còn sau đây là Million Dollar Questions mãi không có lời giải :
1-Ở Canada có lạnh không anh?
2-Anh ơi tỉ giá tiền Canada với đồng Vietnam là bao nhiêu vậy?
3-Mình muốn "đám cưới" với ai đó rồi được bảo lãnh đi Canada, có được an toàn và đảm bảo không?
4-Em muốn đi Canada ở nhưng em không biết tiếng Anh và nhà không có tiền có đi được không?
5-Bạn làm nghề gì ở Canada và thu nhập bao nhiêu vậy?
6-Mình muốn đi làm ở Canada nhưng mình không biết tiếng Anh được không?
7-Em muốn đi du lịch rồi trốn ở luôn được không? Anh chỉ em vài cách với.
8-Anh chỉ cho em thêm kinh nghiệm làm việc được không ạ?
...
Và còn những câu hỏi khác hơi tế nhị mình không tiện nêu ra. Thôi thì mỗi người mỗi số phận vậy, mình không thể giúp các bạn khi mà các bạn không tự muốn giải quyết vấn đề của chính cuộc sống bản thân bạn.

2 năm trước
Hồi 7 – An Cư
Những ngày đầu khi đến Canada các bạn sẽ thấy nhiều điều thú vị và lạ lẫm về văn hóa, cách cư xử, thái độ, phong cách làm việc, thời tiết khí hậu và ti tỉ thứ bạn cần thích nghi với cuộc sống mới. Đừng quá vội vã, cứ hãy từ tốn trải nghiệm, học hỏi và rèn luyện bản thân dần thích nghi với môi trường mới, rồi mọi thứ khó khăn sẽ qua và dần ổn thôi. Sau đây là những việc các bạn nên lên plan làm trước tiên :

+ Nếu chưa có xe hoặc không có người thân bạn bè chở đi giúp thì hãy mua ngay 1 thẻ Metro Monthly Pass giá $142 của TTC for Adult hoặc nếu bạn là du học sinh có thể mua thẻ Post Secondary $115 để đi bus & subway trong suốt 1 tháng đầu vì tiền di chuyển ở Toronto khá đắt ( đặc biệt là những bạn mới qua vẫn còn quen quy đổi tỉ giá mỗi khi xài tiền ). Nếu không mua thẻ tháng mà đi chuyến nào trả tiền chuyến đó thì cứ 1 chuyến đi và nối chuyến là $3.25, bạn cũng có thể mua Token để đi Bus & Subway có bán ở các Stations hoặc mini Shop ở các cây xăng và gần apartments.
+ Dùng Google Maps và đi bus ngay đến các Shopping Malls gần nhà lấy số phone vì các paper work của tất cả nơi ( trường, bank, giấy tờ cá nhân…) đều đòi mình cung cấp số phone, vậy xài mạng điện thoại nào là có lợi và sóng tốt ? Phone Plans của các hãng rất phong phú và đa dạng cứ shop around rồi thấy cái nào dịch vụ ổn với giá hợp lý thì đăng ký xài, số là của mình, mốt chuyển plan qua Couriers khác vẫn giữ số đó. Nhớ compare & ask for discount nhé, gần các ngày lễ hay có promotion sẽ được chuyển qua plans khác với nhiều benefits hơn. Mỗi nhà mạng đều có Plans tặng kèm iPhone 7 và Samsung S7, đặc biệt vào các mùa lễ có Promotion 0$ rất tốt. Plan 2 years hồi đó mình xài của Fido 55$/tháng tặng kèm iPhone 6S 64Gb, bảo hiểm mất bể vô nước 1 năm, trả trước có 600$~10 triệu VND quá hời cho một điện thoại đời mới nhất thời điểm ấy có giá khoảng $1,200. Bạn cứ check kỹ theo budget của mình, nhưng trong tầm 40~60$/tháng kèm gói Data 10Gb thì Fido và Virgin cho sóng mạnh và dịch vụ tốt hơn. Các hãng nhỏ khác rẻ hơn chỉ khoảng 25~40$/tháng nhưng sóng yếu chỉ dùng được trong nội thành, ra tỉnh hay dưới basement hay bị mất sóng. Hãy tưởng tượng employers muốn gọi mời bạn đi interview cho một công việc vài ngàn một tháng thì thế nào? đừng tiếc vài chục đồng/tháng ( chỉ giá trị bằng vài giờ làm việc thôi ) để giữ liên lạc tốt nhé.
+ Cũng ở Shopping Malls ( Yorkdale Mall, Scarborough Town Centre, Eaton Centre, Vaughan Mills và các Malls nhỏ lẻ ), hay vào banks để mở thẻ Debit & Credit (TD, CIBC, RBC, BMO...). Thế lập tài khoản ngân hàng nào là có lợi ? Cứ lựa các bank lớn và có nhiều chi nhánh gần nhà mà dùng như TD bank, CIBC, BMO, RBC vì có nhiều dịch vụ hỗ trợ tốt. Các bank nhỏ hơn cũng có nhiều khuyến mãi nhưng có thể không hỗ trợ tốt như các bank lớn. Đợt mình mở ở TD Bank thì dùng trọn gói từ saving account, chequing account, US account, và credit card nên không phải tốn $1,000 deposit, tất cả phí là 0$ và còn nhiều benefits khác nữa. Có lúc vào đợt khuyến mãi, mình mở thẻ CIBC thì được tặng $300, BMO thì $200, các bank khác cũng có khuyến mãi nhưng điều kiện ngặt nghèo các bạn nên đọc kỹ trước khi ký tham gia như TD tặng Smart Tivi Led 32inch còn RBC tặng Ipad. Nếu là sinh viên thì có thể mở Mastercard ở BMO cũng nhiều discount ăn uống mua sắm, Scotia Bank thì có vụ tích điểm đổi vé xem phim ở Cineplex cũng vui, cứ 1,000 points thì đổi 1 vé xem phim ( Rạp phim không có số ghế, ai vô trước thì ngồi chỗ đẹp, đi ngày thường vắng thì cứ đi lòng vòng trong mấy rạp thích phim nào vào coi phim đó, mua 1 vé coi 3~4 phim sáng đến chiều ). còn bank RBC và CIBC các kiểu cứ shop arround thích cái nào thì mở cái đó để build up credit score tốt cho việc mua xe và mua nhà mai này. Và tuyệt đối đừng hủy credit card và phải trả tiền đúng hạn, không nên mở quá nhiều thẻ visa/master vì khó kiểm soát, 2~3 là đủ.
- Nên bỏ hết tiền vào bank ngay khi mở thẻ Debit hoặc Saving Account, chỉ nên giữ Cash 100$ trong người để an toàn và đỡ lo mất hay quên bóp ví. Trường hợp các bạn mang USD thì có thể đổi sang CAD ở các cửa hàng của CalForex sau đây sẽ có tỉ giá tốt hơn trong bank :
https://www.calforex.com/en/locations/
Cách deal với bank : gọi lên CalForex ( ngay trước mặt Bank teller ) hỏi Exchange Rate và compare với Rate của Bank offer, đề nghị Bank đổi = với rate của CalForex. Nói nhẹ nhàng thôi là họ tự service mình ah “Well, I really wanna exchange USD to Canadian Dollars here, unfortunately the exchange rate of Calforex is higher than yours, so could you please offer me the same rate at Calforex, otherwise I have to take my time to go there.”
- Giấy tờ cần thiết để mở bank account: Passport, Driver's License, Study Permit, Letter of acceptance. Muốn mở thêm bank thì cung cấp thêm Bank Statement.
- Để chuyển tiền từ VN sang chính xác, bạn cần cung cấp các thông tin sau:
CLIENT NAME - BANK NAME - BANK ADDRESS - SWIFT CODE
TRANSIT NUMBER - INSTITUTION NUMBER - ACCOUNT NUMBER
Phí và dịch vụ chuyển hợp pháp hiện nay mình thấy nhanh, tiện và rẻ có Eximbank. Nhân viên của họ hỗ trợ khai giấy tờ hết cho bạn chỉ việc nộp tiền và chờ, đỡ luýnh quýnh cho các cô chú lớn tuổi vì trên giấy tờ quá nhiều mục phải ghi. Ngoài ra nếu bạn muốn chuyển tiền từ Canada về Vietnam mà đỡ phải mất chênh lệch tỉ giá có thể mở Canadian Dollar Account cũng ở Eximbank ( dành cho các bạn muốn refund tiền học từ Canada về khi fail Visa ), phí chuyển tiền về chỉ khoảng $30~$60. Bạn cứ vào bank và yêu cầu họ hỗ trợ dịch vụ sẽ có nhân viên giúp bạn tận tình.
+ Chích ngừa cúm miễn phí ở Toronto : https://www.tphbookings.ca/Default.aspx?PageID=11032
Sắp hết thu vào đông sẽ dễ bị cảm cúm nhiều không thể làm việc hiệu quả và vui sống tận hưởng những ngày mùa đông thú vị ở Canada được, các bạn có thể sắp xếp book lịch online đi chích ngừa cúm miễn phí ở Toronto nhé. Còn nếu vào Walking Clinic hoặc các Pharmacy ở Walmart hay Drug Store thì tốn 50$/lần.
- Áo ấm phải đợi tháng 10 cuối thu hoặc mua trái mùa cuối đông mới rẻ, duy chỉ có Canada Goose là luôn có bán với giá 850~$1,200 ( included tax 13% ), tiết kiệm hơn thì mặc multi-layers với áo khoác Winter jacket từ 250~$300 là ấm lắm rồi, lựa loại nào Goose down như The North Face Gotham iii, đầu tư vào giày đi tuyết cho ấm áp ko trơn trượt và đội nón len-khăn cổ-găng tay. Luôn mặc ấm tay chân và đầu mỗi khi ra đường là ok. Nếu không có điều kiện nhiều thì có thể mua đồ second hand ở các Thrift Store giá tầm 10~50$ https://thriftstore.ca/ hoặc Value Village https://www.valuevillage.com/
+ Làm số SIN# Social Insurance Number : Google địa điểm các văn phòng của Canada Service hoặc vào trang này research https://www.canada.ca/en/employment-social-development/services/sin.html
Các bạn mang theo đủ hết các giấy tờ nhưng quan trọng nhất là Passport & Study Permit/Work Permit đến gặp họ làm, khai những thông tin cơ bản là 10 phút sau được cấp ngay số SIN. Số SIN này rất quan trọng, đi đâu làm việc cũng cần cung cấp số này và để khai thuế thu nhập cá nhân cũng như các giấy tờ quan trọng khác liên quan đến Apply PR sau này. Đi làm khai thuế đầy đủ thì cơ hội bảo lãnh gia đình bao gồm cả bố mẹ qua cũng sẽ ổn hơn là làm chui trốn thuế và ăn trợ cấp, hậu quả là vợ/chồng cũng sẽ khó bảo lãnh nổi 😉

HỌC VÀ THI/ĐỔI BẰNG LÁI XE Ở CANADA
Đất nước Canada rất rộng lớn và thời tiết khá lạnh nên hầu như ai sống ở đây cũng đều có bằng lái xe và nên có một chiếc oto để di chuyển tiện lợi. Chưa kể, một số công việc còn yêu cầu bạn phải có bằng lái xe và phương tiện cá nhân nữa. Bạn đã có bằng lái ở Vietnam muốn đổi hoặc muốn thi lấy bằng lái xe ở Canada nhưng chưa biết phải làm thế nào? Hãy đọc ngay những kinh nghiệm này để làm tốt và nhanh hơn :
- Học và thi bằng lái lý thuyết G1 ( tại địa chỉ và phí thi https://www.drivetest.ca/tests/fees.html tìm mục Find a Drive Test Center )
- Học và thi bằng lái lý thuyết G1 từ VN nếu có thể học qua trang web http://www.g1.ca/ , thi cũng nhanh và dễ, đừng nên mua Handbook 16$ tốn tiền mà học không hiệu quả bằng, vì trang web này mô phỏng y chang thi thật. Sau đó thi bằng thực hành G2, nếu có bằng lái từ VN>2 năm thì có thể đăng ký thì thực hành ( sau khi hoàn thành G1 ) lấy Full G mà không phải chờ 1 năm, nếu rớt G thì có thể thi lại G2 ngay mà không cần chờ 8 tháng, đậu thì thi lại G lần nữa. "Bằng quốc tế" mà ở VN làm thực ra chỉ là dịch thuật công chứng và áp dụng với những nước ký hiệp định với VN, nên làm cái này khi đi du lịch ở Canada > 3 tháng, còn ở dưới 3 tháng thì không cần làm dịch cái này cầm luôn cái bằng lái của mình là ok, nhưng recommend là không nên lái nếu chưa từng lái xe ở khu vực Bắc Mỹ để đảm bảo an toàn, ở đây họ lái tốc độ khá cao và nhiều cái rất khác với VN ( rõ nhất là qua ngã 4 vẫn nhấn ga đạp đều chứ không có giảm tốc độ quan sát qua lại, cứ đúng đèn giao thông mà đi vì nếu bạn giảm tốc độ sẽ gây nguy hiểm cho người chạy sau, ngoài ra rẽ trái-phải thấy trống là đạp ga để băng nhanh qua chứ không có rề ga từ từ nhìn tứ phương xem có ai chạy ẩu ra hay như hồi còn ở quê nhà ), mất tập trung chút là nguy hiểm khi lái xe ở Canada này.
Quy trình lấy/đổi/thi bằng lái ở Canada đơn giản thế này :
1- Bằng lái oto ở VN không có giá trị đổi ngang bằng ở Canada như là Korea hay USA. Việc dịch công chứng để đăng ký đổi chỉ làm giảm thời gian chờ giữa G1 và G2 ( 8 tháng~1 năm ), giữa G2 và G ( 1 năm ). Bạn ra bất kỳ ngân hàng nào yêu cầu họ cấp cho bạn 1 cái Money Order 65USD ( là đô la Mỹ không phải CAD, bạn có quyền thanh toán với bank bằng CAD khoảng 85~90$ CAD theo tỉ giá nhưng trên Money Order phải là 65USD để thanh toán phí cho Vietnam Embassy ).
2- Mua 2 cái phong bì có sẵn tem của Canada Post để gửi cho Vietnam Embassy trong phong bì đó chứa : bằng lái oto ở VN thời gian trên 2 năm bản gốc thẻ PET song ngữ, Money Order, 1 phong bì có ghi sẵn địa chỉ bạn nhận lại thư ở mục “TO” ( not FROM ) sau khi Embassy chứng thực cho bạn. Bạn ghi bên ngoài cái phong bì bự đó mục “NOTE : Dịch và Công chứng Driver’s License” là Vietnam Embassy tự hiểu sẽ làm gì và gửi về cho bạn theo đúng địa chỉ phong bì bên trong bạn đã ghi sau 1 tuần. Thông tin Vietnam Embassy như sau :
***ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM tại CANADA để làm lại Passport/chứng thực***
Địa chỉ : 55 Mackay St, Ottawa, ON K1M 2B2, Canada
CONSULAR CONTACT
Website : http://vietem-ca.com/embassy/consular-contact
Email: vietnamembassyincanada@gmail.com
Phone: (613) 236 0772 or (613) 236 1398
Hotlines: 613-700-4779 or 613-882-6699
Consular service walk-in hours:
+ Monday: From 13.30 - 16.30
+ Wednesday and Friday: From 9.30 - 12.30 and from 13.30 - 16.30
3- Sau khi nhận được tờ dịch công chứng bằng lái của Vietnam Embassy thì lên web https://www.drivetest.ca/find-a-drive-test-centre/alphabetical_list.html xem chỗ nào gần nhà ra đăng ký thi G1 ( dù có bằng lái VN vẫn phải thi lại G1 ) nhớ chìa cái bằng lái bản chính và tờ dịch ra để yêu cầu thi thẳng G, đóng phí 150$ ( để thi G1 và G2 ), và 90$ ( thi G, nếu rớt G thì không phải đóng tiền thi lại G2 nữa vì phí đã included trong 150$ ). Nhờ có bằng VN nên “chỉ được thi thẳng G duy nhất một lần từ G1 bỏ qua G2, vẫn phải thi lý thuyết G1”, nếu rớt vẫn phải thi lại G2. Lưu ý là thời gian bạn đến Canada và lấy G1 ở dưới 6 tháng mà thi thẳng G thì khả năng rớt ở Road Test & Highway Test tới 90% dù bạn thao tác đúng tất cả ( Never ask WHY ok ), tùy bạn cân nhắc, kinh nghiệm của mình khuyên là nên thi từ G1, lên G2 sau 3 tháng, rồi lên G sau 4 tháng nữa sẽ tiết kiệm chi phí dù bản thân mình đã có bằng lái oto ở VN đã 8 năm.
4- Contact học Road Test 90 phút là 50$, mướn xe đi thi 120~150$ ( đã bao gồm 1 giờ hướng dẫn Road Test ngay tại trường thi ), giá bao trọn gói ra bằng là 600$ ( thường các bạn lái yếu nên sử dụng dịch vụ này ), còn đã lái cứng rồi thì chỉ cần học 4 classes + phí thi tốn tổng cộng khoảng 350$ là pass G2 dễ dàng thôi. Bạn có thể liên hệ thầy Hùng Henry 416 829 1863 để học lái, thầy dạy cụ thể rõ ràng ra skills liền chứ không màu mè kéo nhay thời gian học. Một số thầy khác được những anh chị em khác refer khá tốt là Chú Tư ( 416 937 5136 ), Chú Hoàng ( 647 404 8306 ), Chú Trung ( 647 864 2199 ). Các bạn ở tỉnh bang khác ngoài Ontario có thể tham khảo thêm các contact của bạn bè đã từng thi xem review để học lái cho tốt.
5- Lưu ý khi thi G1 : nên đến Driving Center lúc 8h xếp hàng để 8h30 lấy số đầu nếu không phải chờ 2 tiếng rất mệt, bài thi 40 câu nhưng chia làm 2 phần : bảng hiệu 20 câu và luật/tình huống 20 câu, “phải pass 16/20 câu cho mỗi phần” thì mới đậu. Tránh hiểu nhầm là được sai 8 câu, có bạn làm phần đầu đúng 20/20 xong phần sau vừa sai 5 câu là đã bị fail rồi. Cách thi y chang học trên website mình đã share, chọt chọt cảm ứng rất trực quan và dễ nhớ. Tất cả bằng English không có Vietnamese. Có bằng lái G1 này thì có thể thay thế cho Passport khi làm các giấy tờ cần ID Card và cung cấp khi thi Road Test.
6- Lưu ý khi thi Road Test G2/G : nhớ quan sát Blind Spots bằng cách quay cái đầu và cổ lại phía sau ( và phải để ý giám khảo nhìn mình là mình giả bộ quay đầu quan sát khi rẽ trái/phải/de đuôi lấy điểm, mình bị rớt lần đầu vì lúc quay đầu thì giám khảo không nhìn đến khi cô ấy nhìn thì mình đã quan sát xong, không quay đầu rớt ráng chịu ahihi ), check gương hậu và gương giữa mỗi 10 giây, cầm vô lăng bằng 2 tay hướng 11h và 3h, tuyệt đối không bấm kèn, chú ý người đi bộ-đèn giao thông-biển báo tốc độ, trụ nước chữa cháy bên đường và lối ra vô đậu xe cách đó 3m, ra vô xe đánh xi nhan và quay đầu quan sát điểm mù, chạy cao hơn tốc độ cho phép 10% tránh trường hợp lỡ bị giảm chân ga cũng không thấp hơn tốc độ cho phép sẽ bị giám khảo tick vào là chạy chậm không đủ đốc độ. Đó là những cái hay rớt và bị thẻ đỏ tức thì.
7- Cách để giảm phí bảo hiểm xe là sau khi thi G1 xong thì bỏ ra thêm 150$ để lấy cái Certificate đã học lái ở các Driving School ( vấn đề nhạy cảm này các bạn hỏi thẳng thầy dạy lái nhé  ;) ). Có cái Certificate này rồi thì thi G2 sẽ được giảm phí bảo hiểm xe khoảng 100~150$/tháng, có G nữa thì phí bảo hiểm xe sẽ thấp hơn G2 khoảng 100~150$ nữa. Chúc các bạn học tốt thi đậu, lái xe an toàn và sống tốt nơi xứ lạnh tình nồng này.

2 năm trước
Hồi 8 – Học Tập
Ổn định chỗ ở và làm xong các giấy tờ thủ tục cơ bản rồi các bạn hãy lên mục tiêu và kế hoạch học tập thật chi tiết và rõ ràng vì đã đến được Canada này thì bạn cũng trải qua không biết bao nhiêu khó khăn. Học không còn mang ý nghĩa học dùm ai hay màu mè khoa trương thành tích danh tiếng với hàng xóm bạn bè. Học là để mình có một cái nghề nhằm xây dựng cuộc sống mới ở Canada tốt đẹp hơn. Mình muốn chia sẻ để các bạn tham khảo một phương pháp học đạt kết quả tốt ở bậc học College ( < 3 years ), vấn đề này cũng là để giải đáp chung cho nhiều bạn nhắn tin hỏi mình chương trình học ở Canada thế nào và làm sao học cho tốt, điều mình từng băn khoăn và bối rối “sợ học” khi quyết định học lại một cái nghề ở tuổi >3x để kiếm sống và vẫn phải chăm sóc gia đình có 2 con nhỏ. Nên đừng bạn nào đổ thừa rằng thì là mà bạn không có thời gian, bạn có tuổi cao khó học, bạn có con nhỏ blah blah blah Mình nghiệm ra mọi thứ xảy ra trong cuộc sống mình, dù tốt hay xấu phụ thuộc vào thái độ sống, và đều do bản thân mình gây ra hoặc tạo nên. Whether you think you can or think you can’t, You’re Right !

Tổng quan chương trình học College ở Canada không khó để pass môn học ( yêu cầu đạt 50~60% tùy môn tùy trường ) nhưng cũng không phải dễ để đạt điểm cao vì điểm số được phân bổ đều suốt khóa học với nhiều tiêu chí kiểm tra : Quiz, Assignments, Online Course, Labs Practicing, Midterm Test, Final Test . Các dạng bài kiểm tra thường là : Multiple choices, Fill in blanks, Short Answers, Fill in charts/diagrams/processes, Essay Writing. Do vậy, bạn không nên học tủ, mọi kiến thức sẽ trải dài trong sách, tuyệt đối đừng quay cóp và dùng bất kỳ cheating gì kể cả hỏi bài nếu không muốn gặp Chairman chủ nhiệm khoa để "uống trà". Họ kiểm tra liệu mình có hiểu bài và biết cách suy luận giải quyết vấn đề. Bản thân mình tiếng Anh cũng không tốt lắm, trong lớp mình chỉ nghe giảng hiểu được 60~80% thôi, phần còn lại mình đọc sách nhiều và discuss với bạn học nhóm để bổ sung thêm và luyện speaking. Quan trọng là bạn có chịu dành thời gian để học hay không, mọi khó khăn khác bạn sẽ từ từ vượt qua dễ dàng thôi.
Các tiêu chí chấm điểm cho một môn học như sau :
- Quiz & Attendance ( chiếm 20% số điểm ) : giống kiểm tra 15 phút ở VN không báo trước, Quiz thường làm vào đầu giờ học ( có khi 7h30 sáng hoặc cuối giờ học, bạn nào đến trễ hoặc vô điểm danh xong cúp học coi như mất điểm phần này, nên sắp xếp chỗ ở gần trường là một lợi thế ). Thường sau khi học xong mỗi Chapter sẽ có Quiz, hoặc trung bình 2~3 tuần là có Quiz, một học kỳ học 14 tuần thì sẽ có chừng 5 Quiz. Tips của mình là mình luôn nghĩ hôm đi học môn đó sẽ có Quiz, nên mình luôn học chuẩn bị summary bài trước đó vài ngày và review lại bài học để retain lại 80% kiến thức. Dù có Quiz hay không thì mình luôn có đủ kiến thức trong tư thế sẵn sàng để làm bài và quan trọng hơn, đến Midterm & Final Tests mình không phải mất thời gian nhiều để ôn bài. Khoa học đã chứng minh là não bạn có phản xạ tự nhiên quên đi ( chứ không phải để ghi nhớ ), nó sẽ quên đi gần 80% lessons sau 1 tuần không review. Bởi mởi có câu “thời gian chữa lành mọi vết thương là vậy” hehe vụ Attendance sẽ không có điểm, nhưng khi bạn bị điểm thấp ( 45% chẳng hạn ), thì Coordinators hoặc Professors cũng sẽ có thể dựa vào 100% Attendance của bạn mà cứu xét, sẽ không có tolerate cho những bạn <80% Attendance.
- Assignments và Labs ( chiếm 30% số điểm ) : Instructors sẽ cho bạn một topic và yêu cầu hoàn thành trước deadline ( khoảng 2~4 tuần tùy ), một học kỳ có thể có 2~4 Assignments, có thể là Survey Report, Online Course, Essay Writing, 50~100 questions của 1~4 Chapters vừa học ( mỗi Chapter khoảng 30~50 trang ), Presentation 5~10 phút speaking trước lớp…v…v. Kinh nghiệm của bản thân là mình luôn cố gắng dành thời gian làm và hoàn thành Homework & Assignments ngay trong tuần vừa được giao. Điều này giúp mình hệ thống lại những gì vừa học và đỡ mắc công phải đọc hiểu lại mà được thầy cô khen vì hoàn thành và hand-in prior to deadline, đến trước ngày test mình review lại vài lần nữa là có thể làm tốt like a piece of cake.
- Midterm Test & Final Test ( chiếm 25% mỗi phần hoặc 20&30% ) : Với các dạng câu hỏi đã nói ở trên. Nhờ study & review liên tục đều đặn mỗi tuần trong lúc làm Quiz & Assignments mà đến lúc Midterm Test ( tuần thứ 7 của học kỳ ) và Final Test ( tuần thứ 14 của học kỳ ) mình cảm thấy nhẹ nhàng khi review, không bị stress và quá tải reading ( khoảng 100~200 trang sách ). Có học, có hiểu bài, nắm vững kiến thức là bạn sẽ tự tin làm tốt bài test dù test có ra dạng tricky gì.
Điều cần nhất để đạt điểm cao, các bạn nên có một Target đặt ra đầu mỗi Semester cho Study Plan của mình và tuân thủ theo nghiêm túc, một cách kỷ luật mỗi tuần. Nhờ có “Target” và “iron Discipline” bạn sẽ tránh được tối đa các cám dỗ như : bận đi làm thêm, mắc đi chơi, kẹt lịch hẹn, nhà xa, ngủ quên, chán, buồn, học không hiểu, thích chơi game và lướt facebook hơn…v…v. Mọi ưu tiên sẽ đều dành cho việc học và bạn sẽ sắp xếp được để học tốt. Ban đầu mình chỉ đặt target đạt GPA 3.5/4.5 nhưng với cách học và thái độ học nghiêm túc cuối mỗi kỳ mình đều đạt >4.2/4.5. Mọi người thường nói “Study smarter, not harder” nhưng mình nghĩ cần cù bù thông minh, nếu bạn đã học Smarter rồi thì ngại gì không học Harder để đảm bảo kết quả tốt và có kiến thức nghề vững cho những cuộc interviews khi chuẩn bị tốt nghiệp :)

Một số câu hỏi thường gặp :
1- Học ngành gì để có thể xin PR ở lại?
Tùy khả năng của bạn và nhu cầu của chính phủ Canada ở thời điểm bạn apply, chẳng ai có thể guarantee 100% PR cho bạn và trả lời câu hỏi này được. Thông thường mình hay research 5 ngành mà Canada cần ở thời điểm hiện tại ( đa phần là các nghề cần Technique và thợ làm nghề : hàn, điện, sửa xe, IT…). Sau đó list ra 5 nghề mà bạn thích hợp làm nhất so với background của bạn. Cuối cùng matching xem bạn sẽ biết nên học nghề gì. Nên học chương trình 2 năm ( tối thiểu College 2 năm hoặc 2 cái Post Graduate 1 year-Certificates ) để có work permit 3 năm sau khi tốt nghiệp ( đủ thời gian để tìm cơ hội apply PR ).
2- Học phí mắc không?
Tùy trường và Status của bạn, có PR thì khoảng CAD6,000 còn International Student thì 13,000~17,000 $CAD/năm học ( 2 full-time semesters ). Bậc học University hay Master sẽ mắc hơn nhiều.
3- Sách mua đắt không hay sách photo dùng được không?
Sách bản quyền mua rất đắt, 50~200$/cuốn hoặc hơn tùy độ dầy và giá trị kiến thức của cuốn sách. Một số môn học yêu cầu phải có code của sách bản quyền nên sách photo sẽ không dùng được. Bạn có thể dùng sách photo ở nhà để tham khảo, tuyệt đối không mang lên trường/lớp.
4- Có môn nào học bằng tiếng Việt được không vì em dở tiếng Anh lắm?
Khi ra khỏi Việt Nam rồi thì bạn nên bỏ tư tưởng dùng tiếng Việt đi, điều này sẽ giúp bạn thích nghi nhanh, học tốt, và sống ổn định ở nước ngoài. Nên học lấy IELTS 6.0 ở Vietnam sẽ tiết kiệm tiền và thời gian cho bạn nhiều hơn là qua Canada học English ESL khoảng 4,000$/khóa 4 tháng. Lý do vì sao xin mời đọc tiếp câu hỏi sau.
5- Em học English ESL chưa vào khóa chính ở trường có được đi làm không?
Theo luật là không được đi làm khi học English, còn chuyện tự do cá nhân bạn muốn làm chui lấy cash ( no cheque ) thì nên đề phòng rủi ro bị phát hiện sẽ bị hủy visa & study permit. Khi vào học khóa chính bạn được phép làm 20 giờ/tuần và khi kết thúc mỗi học kỳ hoặc nghỉ hè bạn được phép làm full time 40 giờ/tuần ( off campus ). Status PR thì làm thoải mái miễn sao đảm bảo việc học không bị ảnh hưởng nhiều.
6- Em muốn tìm học bổng để xin đi học từ Vietnam được không?
Canada thường chỉ cấp học bổng khi bạn đang học ở Canada và có kết quả tốt, hầu như không có học bổng ngoài Canada như Mỹ hay Úc và các nước khác.
7- Em có thể vừa học vừa làm mà kiếm đủ tiền đóng học phí không?
Yes and No. Một số anh chị giỏi có thể thu xếp thời gian làm đủ đóng học phí và sinh hoạt phí và học tốt, nhưng số lượng đấy không nhiều. Bạn cần biết mục đích chính của bạn là học tốt, nếu dành thời gian quá nhiều để đi làm sẽ không còn thời gian học, thi rớt, bị đóng tiền học lại, lại cần tiền đóng học phí, và lại đi làm nhiều hơn tạo thành một vòng lẩn quẩn, sẽ rất stress không còn tâm trí học tốt. Bạn nên balance cuộc sống, mình thấy việc làm thêm chỉ nên vừa đủ trang trải sinh hoạt phí ( 1,100$ mỗi tháng ) để đảm bảo học tốt. Còn từ đầu không saving đủ học phí trong 2 năm học College ( khoảng 30,000$ ~ 500 triệu VND ) thì không nên bất chấp đi học sẽ rất risky & stressed out.
8- Em nên học ở tỉnh bang nhỏ để dễ có PR hay nên học ở các thành phố lớn như Toronto, Montreal hay Vancouver?
• Tỉnh bang nhỏ có nhiều chương trình ưu đãi PR, bù lại ít cơ hội việc làm, sinh hoạt phí và học phí rẻ hơn một chút 10~20% so với các thành phố lớn.
• Các thành phố lớn thì ít chương trình PR nhưng cơ hội việc làm nhiều. Nhiều chỗ tham quan vui chơi xả stress cho các bạn trẻ sống xa gia đình, sinh hoạt phí mắc hơn, riêng Montreal đòi hỏi phải biết/học tiếng Pháp nữa.
Nhìn vào tiêu chí apply PR thì quan trọng nhất là kiếm được Full-time Job, vậy bạn cứ cố gắng đầu tư vào việc xây dựng năng lực làm việc và Networking của bản thân thì sẽ kiếm được job ở Canada và apply PR ở những tỉnh bang nào cần nghề nghiệp của bạn đang làm. Chương trình PR thay đổi liên tục tùy năm, cũng hên xui  :D nên thôi mình cứ tập trung đầu tư vào khả năng của bản thân thì tốt hơn là đi tắt đón đầu. Anyway, chọn học ở đâu thì cũng đều có Pros & Cons bạn cứ cân nhắc phù hợp với hoàn cảnh cá nhân.

CÓ HỌC BỔNG ĐI DU HỌC CANADA KHÔNG ? Trả lời nhanh là YES & NO.
NO vì Canada ít khi cấp học bổng ngoài Canada trừ một số học bổng từ Professors hoặc các cấp học cao như Master or PhD. Các loại này khá hiểm hoi và cũng đòi hỏi References & outstanding research achievements and accomplishments. Các bậc học khác như Post Grad, College hay Certificate thì hầu như không có học bổng từ ngoài Canada a.k.a nếu bạn ở Vietnam thì sẽ khó có thể lấy học bổng trước khi đến học ở Canada dù một số trường quốc tế ở Vietnam hoặc có liên thông đào tạo với các trường ở Canada có thể cấp học bổng 30~50% học phí khi học University.
Nhưng YES, bạn có nhiều khả năng để đạt học bổng ở bất kỳ cấp học nào khi chịu đầu tư chi phí, thời gian, và công sức khi đặt chân đến học ở Canada. Kiểu thả con tép bắt con tôm vậy, khi có kết quả học tốt, thành tựu, cùng các công việc Volunteers và mối quan hệ với Professors và các Employers trong ngành của bạn, bạn có thể kiếm được kha khá học bổng và đủ để chi trả cho học phí và/hoặc toàn bộ chi phí. Như mình học 2 năm qua với GPA 4.2/4.5 đã lấy được tổng cộng 5 học bổng, coi như bỏ công học và thời gian qua để có tấm bằng quốc tế cùng nhiều cơ hội khác. Anyway, chi phí ăn ở và sinh hoạt bạn không phải lo lắng vì với công việc part-time 20hrs/wk và minimum wage hiện nay $14/hr thì đủ để trang trải mỗi tháng 1k1 $ chi phí ăn ở, điện thoại, metro pass, và giải trí cuối tuần.

LÀM SAO ĐỂ CÓ HỌC BỔNG Ở CANADA ?
- Điều kiện cần để apply học bổng : Các loại học bổng tựu chung đều yêu cầu đầu vào là GPA ( Grade Point Average ) là điểm trung bình các môn học của các bạn. Ở Canada tính theo thang điểm 4.5 và A+. Học bổng yêu cầu GPA 3.5 thì thường là giá trị thấp và chỉ 1 lần, đồng nghĩa với việc tỉ lệ đấu đá giữa các applicants là cực kỳ cao, ngược lại, các học bổng khác đắt giá hơn thì đều đưa ra requirements là GPA 4.0/4.5 at least, số lượng applicants apply vào không nhiều nhưng họ cũng toàn là người giỏi, vậy thì các mạnh thường quân sẽ so bó đũa chọn cột cờ. Bạn là cột cờ hay cây đũa, sẽ đều thể hiện qua Volunteer Activities & Scholarship Essay – Điều kiện đủ tiên quyết để nhận học bổng.
- Điều kiện đủ : viết Scholarship Essay trình bày hoàn cảnh bản thân, tại sao lại cần học bổng, nếu đạt học bổng bạn sẽ làm gì với số tiền đó, dựa vào đâu để chúng tôi chọn bạn mà trao học bổng. ( giống các câu hỏi thi hoa hậu quá : nếu trở thành hoa hậu em sẽ làm gì cho thế giới ? ahihi ), mô tả một hoàn cảnh gây khó khăn và bạn làm gì để vượt qua nó? Quan điểm của bạn như thế nào về blah blah blah? Một số học bổng khác yêu cầu bạn có thêm công tác xã hội hay volunteer activities nhưng không phải là yếu tố quyết định.
Vậy Scholarship Essay là gì ?
Essay có khi là 500 từ, cũng có nơi yêu cầu viết 1,000 hoặc 2,000 từ, các bạn đừng vội sợ essay nhiều từ, thực tế là essay yêu cầu viết càng ít từ càng cực kỳ khó. Mình đã phải rất vất vả để chỉnh sửa tới lui gom gọn sao cho vừa đủ chữ mà lại giữ đủ hàm ý tốt trong câu văn chứ không đơn giản là delete bớt từ hay vài câu. Essay phải đủ tiêu chí họ đưa ra, tạo ấn tượng và thuyết phục người đọc thì họ mới trao học bổng cho bạn.
Viết Scholarship Essay như thế nào ?
Đa phần các bạn đều có thói quen search sample Scholarship essay về đọc rồi viết. Điều đó là tốt nhưng sẽ có nhiều cái hại vô hình Phil có thể kể sơ ra đây : phụ thuộc vào ý tưởng sample essay, có xu hướng copy & paste, tình huống và sự việc bản thân không phù hợp thì người đọc tinh ý sẽ nhận ra ngay râu ông nọ cắm cằm bà kia, và bạn sẽ không nhớ chi tiết bạn đã lỡ “nổ” hay “kể khổ” trong essay nếu họ random check bằng cách gọi interview qua cellphone. Thông thường họ sẽ đưa bài viết của bạn vào một phần mềm để check xem bạn có Plagiarism ( Đạo văn chôm ý tưởng ) hay không, một trang web để bạn kiểm tra việc này trước khi hand in Scholarship Essay là http://turnitin.com/ . Nếu result hiện lên <10% trùng câu từ ý tưởng thì ổn, Turn it in chỉ ra chỉ có 5% essay của mình là giống với Kho tài liệu cả triệu bài mà họ có. Thiệt tình là mình chưa bao giờ đọc một bài Scholarship Essay nào ( bài Writing Task 2 IELTS thì mình có đọc nhiều hehe ), mình chỉ viết bằng hết tấm lòng và tâm huyết của mình đúng tiêu chí họ đề ra và dồn tình cảm thuyết phục họ cho học bổng thôi, cũng có thể là may mắn đã mỉm cười đúng lúc vì số lượng mình apply thông thường gấp 3 4 lần hoặc hơn số lượng mình đạt được học bổng. Một điều mình muốn các bạn tâm niệm là bạn cứ chuẩn bị tinh thần viết gửi cả trăm letters đi như thế không có hồi âm thì cũng đừng buồn nản, việc gì cũng cần có sự chuẩn bị, học hỏi, thất bại, cải thiện, đúng thời cơ, và may mắn. Cứ cố gắng giữ tinh thần tích cực là ổn ;)
Tìm những nguồn Scholarship này ở đâu ?
Ngoài các trang web Phi đưa phía dưới để các bạn Do-Research thêm, mình mong các bạn hãy chủ động hơn trong việc tìm học bổng qua : Financial Aid Office của nhà trường, gặp trực tiếp Professors hỏi ( và xin reference letter nếu được yêu cầu ), và qua net-working của bạn. Hãy tưởng tượng việc xin học bổng giống như bạn đang bơi giữa biển vậy, thấy được cái phao nào khả thi thì ráng mà bơi tới quơ lấy. Ngồi một chỗ không làm gì cả thì cũng không nên mơ về Scholarship, vì nó không phù hợp với những ai coi việc học là thứ yếu sau các hoạt động vui chơi giải trí khác, việc gì cũng phải có cái giá của nó  :) no pain no gain mà phải không các bạn.
Còn cái lợi nào khác của Scholarship ngoài tiền ?
Các học bổng này dù ít dù nhiều, có thể không đủ để bạn trang trải học phí nhưng ít ra, nó cũng giúp bạn không phải bận tâm về sinh hoạt phí ở Canada này. Điều này giúp cho bạn tập trung vào việc học đạt kết quả cao hơn để chuẩn bị tốt cho công việc tương lai sau này ( và cả những học bổng khác if available  ;) ). Một điều chắc chắn rằng khi bạn đưa Achievement : obtained Scholarship vào Resume thì bạn đã có lợi thế rất nhiều khi vừa tốt nghiệp hoặc thậm chí đã có Job Offers từ các employers khi còn học ở final semester. Biết đâu, Boss tương lai của bạn lại là mạnh thường quân tốt bụng đã giúp bạn thì sao, cho nên một điều không bao giờ được quên : gửi email hoặc gọi điện thoại cám ơn người đã approved your Scholarship proposal.
Một số links để các bạn tham khảo :
https://www.admissiontable.com/19-scholarships-in-canada-for-international-students/
https://scholartree.ca/
https://www.canada.ca/en/services/benefits/education/student-aid/scholarships.html
http://www.scholarshipscanada.com/
http://www.studycanada.ca/english/scholarships_canada_international_students.htm
http://www.nserc-crsng.gc.ca/Students-Etudiants/PG-CS/CGSM-BESCM_eng.asp
http://www.canadian-universities.net/Scholarships/
https://yconic.com/
http://www.scholarships-bourses.gc.ca/scholarships-bourses/non_can/opportunities-opportunites.aspx?lang=eng
http://www.findmyscholarships.com/
http://www.scholars4dev.com/category/country/canada-scholarships/

+ Trước tiên bắt đầu vào khóa học chính các bạn phải chuẩn bị trước để thi placement test ( English & Math ) nhằm xếp lớp học English dù cho bạn đã đủ điểm IELTS để pass Admission. Điểm thi càng cao sẽ càng được bỏ bớt môn học Math & English để học thẳng vào chuyên ngành.
- Math : like a piece of cake, chỉ cần các bạn download tài liệu này về mà học và làm vài lần là ổn
- English : thi như IELTS ( không có Speaking ), Listening cho nghe 2 lần mỗi câu, Reading dễ hơn IELTS nhiều, Writing thì viết không giới hạn thời gian, viết bằng cách typing trực tiếp trên computer tránh được lỗi viết sai chính tả nhưng bù lại sẽ khó quen cho các bạn typing chậm.
Thường thì IELTS 6.0 ở VN thi xong placement test này có chuẩn bị kỹ thì sẽ được học thẳng ngay English chuyên ngành. Một số bạn hiểu lầm là có IELTS sẽ không phải học English, thực ra IELTS chỉ cho bạn pass admission được học ở trường, còn vào rồi vẫn phải thi placement test và học Anh Văn chuyên ngành nha. Nếu không chuẩn bị kỹ phải học 2~3 khóa English căn bản trước đó nữa rất là mất thời gian và tiền bạc của các bạn. Chịu khó chuẩn bị kỹ coi như bạn đã kiếm được 8~10k $ nhé ;)
http://www.centennialcollege.ca/student-life/student-services/testing-services/skills-assessment/study-material/
Các bạn hãy cứ mạnh dạn chuẩn bị tài chính, tinh thần và kiến thức để dấn thân đi du học, sẽ là một hành trình trải nghiệm thú vị để rèn luyện bản thân và tự mình tạo ra các cơ hội tuyệt vời cho tương lai. You deserved what you paid for. Hồi sau mình sẽ nói về công việc với các bạn, làm sao để tìm việc survival jobs trong quá trình học và những tips hay để học tập và làm việc hiệu quả :D

2 năm trước
Hồi 9 – Làm Việc
Kiếm Survival Jobs Ở Canada
Hẳn ai đặt chân đến Canada cũng đều lo lắng về cuộc sống và công việc sắp tới, nếu may mắn có ngay một công việc đúng chuyên môn mình thì quá tốt, còn không thì phải làm survival jobs để lấy ngắn nuôi dài, tồn tại trong khi theo đuổi ước mơ.
Đầu tiên phải hiểu survival jobs là những công việc lao động tay chân làm tạm thời để nuôi bạn sống qua những ngày ở đất Cà này trong thời gian tìm công việc phù hợp với chuyên môn hoặc an tâm học hành lấy một bằng cấp chính thức ở đây đặng dễ kiếm việc sau này. Nếu nhà bạn có điều kiện, go ahead cứ ăn ở không tìm việc và bất chấp những chi phí tối thiểu phải trả mỗi tháng cho một người khoảng $1,100 như bài trước mình đã phân tích.
Còn nếu bươn ra cày qua ngày, bạn phải hiểu sẽ không có một công việc ngồi mát ăn bát vàng hay "tương tự" như ở VN ngày làm 8 tiếng phè phỡn cho một người mới nhập cư không có bằng cấp & kinh nghiệm Canadian, dĩ nhiên vẫn có những anh chị vừa sang đã có công việc phù hợp với chuyên môn, nhưng số đó ít mình đồ rằng không quá 20%, vì những người đó quá giỏi và họ cũng đã có nhiều kinh nghiệm làm việc quốc tế trước khi đặt chân đến Canada.
Quay lại với công việc survival jobs, mình kê ra một số đặc điểm của các nghề này :
1- Làm sàn gỗ - mài đá hoa cương lắp dàn bếp :
- Lương : làm cash 80~110$/ngày phải làm 9~10 tiếng.
- Công việc : khiêng gỗ, xếp gỗ, cắt gỗ, vệ sinh sàn.
- Yêu cầu : thể lực và sức khỏe tốt, khiêng các bó gỗ và tấm đá 35~45kg.
- Cơ hội : sau 2~3 năm lên thợ chính có nghề thì 160~$200/ngày và có thể tự mở service, nghề này lúc nào cũng cần ở Canada vì nhà phải sửa quanh năm, chưa kể dịch vụ bất động sản sốt dần lên thì nhu cầu tân trang nhà cũ bán lại rất cao.
- Rủi ro : môi trường bụi nhiều độc hại, dễ bị tai nạn lao động và nếu không biết cách làm việc có thể chấn thương cột sống. Có thể bị ngâm/quịt tiền lương nếu gặp chủ không tốt, công việc không ổn định có thể bị cho nghỉ mùa đông vì ít nhà cần sửa.
2- Làm công nhân - phụ hồ xây dựng :
- Lương : làm cheque có đóng thuế $14/giờ hoặc $10/giờ cash, làm ca 8 tiếng hoặc 12 tiếng tùy chọn.
- Công việc : đứng liên tục, làm luôn tay, phân loại hàng, gói hàng, lắp ráp hàng, tùy ngành nghề và sự phân công của supervisor, nhìn chung nhẹ nhàng hơn làm gỗ.
- Yêu cầu : sức khỏe tốt, phải đứng nhiều.
- Cơ hội : có Canadian experience background dễ xin đi làm worker cho các hãng xưởng khác đủ ngành nghề : bánh, kẹo, thịt, rau, cơ khí, lắp ráp xe...cần rất nhiều công nhân làm việc.
- Rủi ro : môi trường ồn ào và ngột ngạt nhất là các hãng cơ khí, dễ bị tai nạn nếu phải làm việc với dụng cụ hoặc có khi bị xe nâng forklift tông phải trong xưởng do mức độ làm việc khẩn trương.
3- Làm phục vụ hoặc cashier :
- Lương : làm cheque có đóng thuế $14/giờ hoặc $9/giờ cash có bao ăn không chia tiền tips, hoặc $6.5/giờ cash có bao ăn và chia tips. Các nhà hàng tây thì được tips nhiều hơn tính ra cũng 20~25$/giờ, dĩ nhiên tiếng Anh và giao tiếp phải khá chút.
- Công việc : order food&drink cho khách, bưng bê và lau dọn bàn. Lưu ý là phục vụ bia rượu bên Canada cũng phải đi học lấy Certificate chứ không phải chân dài cười õn ẻn là serve được cho khách đâu nhe  ;)
- Yêu cầu : đi đứng liên tục 4 tiếng/8 tiếng/12 tiếng tùy ca chọn làm.
- Cơ hội : có Canadian experience background trong các ngành nghề thuộc nhà hàng khách sạn, tiết kiệm được tiền Food khoảng 150~200$ mỗi tháng. Làm để thông cảm cho các bạn phục vụ lúc mình đi ăn nhà hàng không được như ý, hoặc ý thức ăn gọn gàng hơn, be nice hơn với phục vụ, mình chả biết họ làm gì sau bếp đâu đừng nên vội tỏ thái độ  ;)
- Rủi ro : dễ bị đền tiền nếu order sai khách gọi hoặc bê bị đổ bể đồ ăn.
4- Phụ bếp :
- Lương : làm cheque có đóng thuế $14/giờ hoặc $9/giờ cash có bao ăn không chia tiền tips, hoặc $6.5/giờ cash có bao ăn và chia tips.
- Công việc : y như nội trợ ở nhà : nấu cơm chặt thịt thái rau rửa chén và dọn vệ sinh, phải đứng liên tục.
- Yêu cầu : đứng liên tục 8 tiếng/12 tiếng tùy ca chọn làm.
- Cơ hội : có Canadian experience background trong nghề đầu bếp, nếu học thêm certificate hoặc degree sẽ lên Chef. Làm để hiểu cho các bà nội trợ.
- Rủi ro : dễ bị phỏng dầu ăn hoặc cắt đồ ăn đứt tay, công việc dơ và hôi.
5- Nhân viên vệ sinh :
- Lương : làm cheque có đóng thuế $14/giờ
- Công việc : y như tổng vệ sinh ở nhà : quét dọn, lau chùi, chà toilet/washroom/bathroom
- Yêu cầu : chịu được dơ và mùi hôi.
- Cơ hội : có Canadian experience background. Làm để hiểu người ta dọn dẹp cực cỡ nào, nếu có dùng nhà vệ sinh công cộng hay trong building cũng nên ý thức gọn gàng, không bầy hầy.
- Rủi ro : công việc dơ và hôi, hôm nào xui gặp bồn cầu bị nghẹt mà có nhiều aliens trong đó thì ngửa mặt nhìn trời 5 phút lấy can đảm dọn tiếp, sẽ có lúc tủi thân khóc hu hu trong washroom, that's fine, c'est la vie !
6- Bảo vệ :
- Lương : làm cheque có đóng thuế $12~14$/giờ
- Công việc : đi rảo vòng vòng kiểm tra khu vực
- Yêu cầu : phải học thi lấy certificate trước khi làm, body cao ráo có sức khỏe.
- Cơ hội : có Canadian experience background.
- Rủi ro : thức khuya nhiều vì thường phải làm ca đêm, đụng cướp có vũ trang thì mệt, mang tiếng làm bảo vệ thôi chứ có chuyện cứ gọi 911 cho chắc cú.
7- Xe ôm :
- Lương : tùy mùa vụ
- Công việc : đưa đón sân bay, chạy theo hợp đồng dẫn khách đi tham quan và theo yêu cầu của khách.
- Yêu cầu : phải có bằng lái G2 hoặc G, có xe riêng, nếu chạy Uber thì bằng lái phải 5 năm kinh nghiệm và xe mới 5 năm tuổi.
- Cơ hội : có Canadian experience background, biết đường xá nhiều, nhanh thành tay lái lụa, giờ làm flexible.
- Rủi ro : công việc không ổn định thu nhập.
8- Ngoài ra còn các việc khác : Nail, làm tóc, bán hàng...thu nhập cũng khá tốt nếu lên được thợ chính, rất phù hợp cho tất cả các bạn nữ.
Tìm kiếm những công việc này ở đâu ?
Các hội nhóm trên facebook với keyword "Canada" đều sẽ cho bạn khá nhiều nhu cầu tuyển dụng của cả Tây Tàu Ta tùy trình độ English của bạn mà làm. Ngoài ra các tờ báo phát free ở các ngã 4 và Thời Báo http://thoibao.com/raovatcanhan/ đều có mục tuyển dụng. Một cách hữu hiệu nhất là dựa vào Networking của bạn vì đa phần các công việc ở Canada đều là hidden jobs được refer từ người quen hoặc đang làm ở chỗ đó. Đừng ngại và sợ gì, cứ dấn thân là sẽ có cơ hội được thôi, kẹt quá thì thấy tiệm phở nào trên đường đi bạn cứ gõ cửa hỏi thử xem họ có cần phụ bếp hay phục vụ không nhé, thà có công việc có thu nhập, tuy mệt thể xác nhưng tinh thần thoải mái hơn là ăn ở không và cứ nhìn thời gian 1 tháng trôi qua rất nhanh còn trong bank account thì cứ vơi dần đi với các loại bill tiền phòng, phone, food, bus fare...Lúc nào các bạn cũng nên để một khoản tiền hờ đủ xài trong 2 tháng, ngộ nhỡ layoff bị đuổi việc giữa chừng thì cũng không phải lo lắng, 2 tháng là dư sức kiếm được một công việc survival.
Nhìn chung tất cả các công việc này đều đòi hỏi phải làm luôn tay luôn chân, nghỉ ăn trưa chỉ được 15~20 phút rồi phải vào làm ngay, vì chủ trả tiền công cho mình theo giờ ( lãnh lương mỗi tuần ), họ không muốn bỏ tiền ra cho một người đứng ngơ ngáo hoặc vừa làm vừa huýt sáo. Bạn phải kiếm cái gì đó để làm đừng để ngơi tay ra một chút nào, sẽ không có kiểu làm tàn tàn lãnh lương tháng như ở quê nhà. Các bạn nên chuẩn bị thể lực, tinh thần và những gì xấu nhất đều có thể xảy ra nơi này để tránh bị shock, đồng tiền làm ra ở đây cay lắm, giống như đứng thái củ hành vậy, nước mắt tự nhiên chảy khi cầm tờ cheque trong tay thôi. Một điều mình học được nơi đây có lẽ mình phải đổi lại định nghĩa về người tốt cho bản thân :"Người tốt không cần phải là người giúp đỡ mình, chỉ cần là người không hại mình, nếu được họ dành chút thời gian cho mình để chia sẻ vậy là quá tốt rồi." Thôi lạc đề qua drama queen rồi 😊
Một số website kiếm việc ở Canada :
http://www.jobbank.gc.ca/
http://ca.indeed.com/
http://ca.myjobhelper.com/
http://www.careerbuilder.ca/
http://www.workopolis.com/
https://monster-ca.topresume.com/
Mức lương mình đề cập như trên là mức sàn thấp nhất rồi, no worry vẫn dư sống heng, nếu bạn kiếm được việc cao hơn mức đấy thì congratulations
Trước khi bắt đầu làm việc Công ty sẽ hỏi bạn về Police Check, vậy làm Background Check a.k.a Police Check như thế nào?
Có 2 cách, nộp in person ở các Toronto Police Service ( các tỉnh bang thành phố khác ngoài Toronto có thể search google là ra ), cá nhân mình thích nộp online hơn vì tiện gọn nhanh lẹ và paid by Visa/Master card mất $20 nếu in thêm 1 bản copy thì thêm $5, 10 ngày sau là đến địa chỉ Police Station gần nhà pick up thôi.
Giấy tờ yêu cầu 2 bản : Driver License và Passport, hoặc các giấy tờ thay thế khác bạn xem trong list yêu cầu ở link sau :
https://www.torontopolice.on.ca/background-checks/criminal-record-check-process.php
Vậy tại sao phải cần Police Check?
Nhiều lý do lắm, mà toàn ảnh hưởng đến status của bạn ở Canada : đi làm lúc nào employers cũng sẽ yêu cầu bạn nộp, nó như một niềm tin của họ về sự trong trắng ngây thơ tử tế của bạn.
Vậy nên bạn nào còn đang yêu đời phơi phới thì đừng chơi ngông lái xe bạt mạng hay gây sự đánh nhau, hành vi đe dọa người khác dù là verbal cũng có khả năng bị record nhé ;) nhẹ nhẹ thì phí bảo hiểm xe của bạn chừng $10k/năm ah, hù chút chơi ehehe cẩn tắc vô áy náy mà Cheers !

Để học và làm hiệu quả mình đưa ra một số cách để quản lý thời gian, tiền bạc, và hạn chế stress dành cho các bạn :
- 2-Minute-Rule : nhắm làm việc gì trong vòng 2 phút thì hẵng làm, không thì để sau cùng : trả lời tin nhắn email, nghe điện thoại hay đi soạn đồ. Đa phần các việc linh tinh chiếm thời gian của bạn nhiều nhất và cũng vô dụng nhất, hãy cho các việc này vào mục (4) và chỉ làm khi nào đã hoàn thành các việc khác ( xem tiếp sẽ rõ mục (4) là gì )
- 4-Quadrants : chia tờ giấy làm 4 ô : (1) Important & Urgent ; (2) Not Important but Urgent ; (3) Important but not Urgent ; (4) Not Important nor Urgent : list down các việc bạn cần làm vào 4 ô này bạn sẽ biết mình cần dành thời gian ưu tiên để làm việc nào trước. Sắp xếp và planning công việc lẫn việc học đều tốt luôn hoàn thành trước deadline. Nhờ áp dụng điều này mình đạt 5 học bổng trong 2 năm học colleges và có job offer tốt trước khi graduate.
- Learn to say NO : hãy tập nói không với những lời yêu cầu giúp đỡ vớ vẩn kiểu như bản thân họ vẫn chưa biết họ muốn gì và chưa thực sự tìm hiểu nhưng cứ thấy người nice là họ nhờ, lúc đầu mình cũng waste time rất nhiều với thể loại daydreamers này nhưng mình nhận ra là chỉ có bản thân họ tự nhận ra và tự thay đổi được thôi chứ không ai có thể làm cho họ tỉnh ra được.
- ABC Rule : Assessment + Budget + Control : mình chỉ mua cái mình cần thực sự và sử dụng nó tới 70% hiệu suất, tránh tối đa mua theo sự háo thắng và mua cho có mua. Anyway, tùy người tùy tính, đôi khi mua sắm cũng là 1 cách giải quyết stress tạm thời, nếu tài chính bạn không tốt thì sau đó nó sẽ gây stress nặng hơn. Cá nhân mình áp dụng điều này nên luôn có saving phòng khi có trường hợp gì rủi ro, cuộc sống mình luôn feel safe & full
- Attitude of Gratitude : bất cứ lúc nào mệt mỏi, stress hay chán nản với những việc mình đang làm, hãy nghĩ tới động lực ban đầu bạn bắt đầu nó, sau đó nhớ tới 3 thứ mà bạn cảm thấy biết ơn và hạnh phúc. Bản thân mình luôn nghĩ về 3 thứ : ít ra mình còn có gia đình và bạn bè cùng những người thân chứ không phải homeless; ít ra mình còn có sức khỏe tốt và cơ thể đầy đủ chứ không bị disabilities; ít ra mình còn có một công việc có income để enjoy life. Sau đó thì mình cảm thấy thoải mái hơn với nhữn khó khăn kia và tìm cách thích hợp để vượt qua.
- 4-A-Method : Avoid - Alter - Adapt - Accept. Các loại gây ra stress cho bản thân mỗi ngày các bạn nên xử lý theo thứ tự của 4 A. Nên tránh nó hết mức có thể, không nên xem trọng nó để nó ảnh hưởng đến một ngày đẹp của mình, nếu không tránh được hẵng thay thế nó bằng việc gì khác hoặc xếp nó vào một loại gì đó để hạn chế nó gây stress cho mình. Nặng hơn thì bản thân mình phải thích nghi với loại stress này thôi, thay đổi thái độ mình với nọ để đầu óc mình cảm thấy nhẹ nhàng hơn với sự việc xảy ra. Cuối cùng nếu vẫn không thay đổi được nguồn cơn stress, chỉ còn cách chấp nhận và vui vẻ sống với nó. Mình áp dụng và giờ cảm thấy lái xe trên highway 401 giờ tan tầm như một việc must-do và enjoy music on the way.
- Và cuối cùng là tránh xa tối đa những người hay rên rĩ than thở và mang nặng tư tưởng tiêu cực. Nó sẽ chỉ kéo bạn xuống vũng bùn cùng nó thôi. Nên giao tiếp với những người thành công, người giỏi, người từng trải có kinh nghiệm để học hỏi cái hay và hưởng ké một phần năng lượng tích cực của họ. Cheers  ;) Time is life, so if you are wasting time, you are wasting life.
+ Giảm stress và ngủ ngon giữ sức khỏe để học và làm việc hiệu quả ở Canada
Sống ở Canada sẽ có những tuần-tháng-giai đoạn cực kỳ busy mà bạn trải qua để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống, học tập, làm việc, và trả nợ các thể loại bills. Cơ thể bạn sẽ chịu đựng những ngày liên tiếp chỉ ngủ được 4 5 tiếng, hôm bệnh vẫn phải đi làm không dám nghỉ vì Fun Fact mà Canadians hay truyền miệng nhau "Do not trust in WWW" là Weather, Work, và Women. Hôm nay đang làm việc vui vẻ, chiều tối là nhận được cái vỗ vai cùng lời cám ơn và dặn dò mai không cần phải đến làm nữa rồi. Bạn có thể bị stress và mất ngủ ảnh hưởng sức khỏe. Khoa học chỉ ra rằng giấc ngủ sâu dù ngắn sẽ tác dụng tích cực hơn là ngủ nhiều tiếng. Sau khi đã chắt lọc qua nhiều bài khác, mình hay nghe bài nhạc sóng Delta này mỗi đêm khi nằm xuống để thẳng giấc dù có lúc 2~3 giờ sáng mới ngủ chỉ được 4 tiếng, cơ thể mình vẫn khỏe và hồi phục năng lượng tốt, không những đủ sức học và làm mà còn volunteer hiến 500ml máu mỗi 3 tháng nữa. Các bạn có thể download hoặc nghe trực tiếp tại link sau : https://drive.google.com/open?id=0BwJBdJZw3IDnblRnX3RpRkZETG8
Ngoài cách này thì tốt nhất vẫn nên đảm bảo ngủ 7 tiếng/ngày tránh suy nhược và ăn uống đầy đủ trứng-sữa-rau-trái cây-thịt bò gà cá heo tôm, mình cũng hay tranh thủ Take-a-Nap mỗi khi có thể và tránh xa các món fastfood/đồ đông lạnh chế biến sẵn để đảm bảo tốt sức khỏe. Quan trọng nhất là tuyệt đối đừng dùng thuốc an thần unless you wanna be fucked badly.

2 năm trước
Hồi 10 – Thủ Tục
Sau khi học xong 2 học kỳ có bảng điểm, có timetable cho kỳ học sau, có làm part time đóng thuế, có saving account & bank statement blah blah bạn hoàn toàn tự tin có thể apply Visa du lịch Mỹ, renew Visa Student Canada, renew Study Permit, mời vợ/chồng con cái hoặc bố mẹ anh chị em qua thăm bằng Visitor Visa, xong apply Open Work Permit cho Spouse và Visitor Record cho con cái được ở lại với bạn. Đừng lo lắng hoang mang, mình sẽ hướng dẫn các bạn tự apply hết mớ thủ tục này đơn giản nhanh chóng nhé 😉

+ HƯỚNG DẪN RENEW VISA STUDENT CHO DU HỌC SINH Ở CANADA
Thời gian giải quyết các trường hợp apply renew visa online là 3 tuần sau sẽ nhận được mail gửi passport để họ dán Visa và gửi trả về tận nhà qua mail.
Các giấy tờ cần chuẩn bị :
• Bản scan pdf Passport cũ có Visa cũ và còn hạn ít nhất 6 tháng.
• Bản scan pdf Study Permit còn hạn ít nhất 3 tháng hoặc cho đến hết thời gian học trên LOA ( Letter of Acceptance ) hoặc LOE ( Letter of Enrolment ).
• Bảng scan pdf Transcript ( official hoặc bản in online từ website của trường đều okay ), 1 hoặc 2 semesters gần nhất.
• Bảng scan pdf LOE ( Letter of Enrolment ) xin từ nhà trường ( mất khoảng 10 ngày ), bản gốc hoặc in từ file trường gửi qua email đều được.
• Bảng scan pdf Timetable cho học kỳ mới ( nếu có ), không thì lấy Timetable của những kỳ cũ đã học.
• Bảng scan pdf Receipt đã đóng học phí cho kỳ sắp tới.
• Bảng scan pdf Bank Statement ở Canada hoặc Sao kê từ Bank Vietnam : tối thiểu 5 ngàn $
• Thẻ credit card để trả phí USD150 ( $ Mỹ ).
Cách nộp online :
• Lên trang : http://www.cic.gc.ca/english/e-services/account.asp để tạo account GCKey ( nhớ save lại các info cần thiết ) và sign in.
• Trong Study Permit khung phía dưới Country of Citizenship điền vào Client ID và chọn Apply Online.
• Trả lời đủ các câu hỏi để lấy FORM 5257
• Download về và điền đủ thông tin FORM 5257 ( Nếu không phải form này thì quay lại trả lời các câu hỏi bên trên để lấy đúng Form 5257 ), số UCI nằm trong Study Permit.
• Sau khi Validate thì sẽ có Bar Code và upload các giấy tờ đã chuẩn bị ở trên kèm Form 5257 vừa điền.
• Sau 3 ngày thì Sign in vào lại GCKey nhận được Submission Confirmation là okay.
• Tuyệt đối không gửi Passport trước, cho đến khi CIC gửi message yêu cầu mail Passport để dán Visa.
• Passport đã dán Visa mới sẽ được mail về địa chỉ đầy đủ có Postal Code mà bạn cung cấp.
• Sau khi submit nếu bạn đổi địa chỉ nhà thì phải thông báo ngay tới email address-change@cic.gc.ca
Hầu như 99% sẽ đều được Renew Visa lại nếu học tập đàng hoàng. Mình chỉ dám nói 99% vì sẽ có 1% những bạn bị bad record có thể bị chặn Visa 3~5 năm hoặc vĩnh viễn, tùy duyên nghiệp

+ HƯỚNG DẪN RENEW VISA STUDENT CHO DU HỌC SINH Ở VIETNAM
Việc renew Visa cho du học sinh ở Canada thì quá đơn giản như đã hướng dẫn kỹ ở trên, nhằm giúp các bạn không phải bối rối và lo lắng về việc renew visa ở Vietnam ( vì có quá nhiều lời hù ), mình chỉ các bạn cách tự apply Renew Visa ở Vietnam khi các bạn về chơi mà Visa gần hết hạn phải Renew để quay lại Canada tiếp tục việc học.
Các giấy tờ cần chuẩn bị :
• Passport cũ có Visa cũ và còn hạn ít nhất 6 tháng.
• Study Permit còn hạn ít nhất 3 tháng hoặc cho đến hết thời gian học trên LOA ( Letter of Acceptance ) hoặc LOE ( Letter of Enrolment ).
• Bảng điểm Transcript ( official hoặc bản in online từ website của trường đều okay ), 1 hoặc 2 semesters gần nhất.
• LOE ( Letter of Enrolment ) xin từ nhà trường ( mất khoảng 10 ngày ), bản gốc hoặc in từ file trường gửi qua email đều được.
• Timetable cho học kỳ mới ( nếu có ), không thì lấy Timetable của những kỳ cũ đã học.
• Vé máy bay 1 chiều từ Vietnam bay đến Canada hoặc return ticket
• Receipt đã đóng học phí cho kỳ sắp tới khi quay lại Canada tiếp tục học.
• Bank Statement ở Canada hoặc Sao kê từ Bank Vietnam : tối thiểu 10 ngàn $
• Tiền mặt USD142 ( $ Mỹ ) để nộp hồ sơ, chụp hình và check vân tay.
Lên trang : https://www.vfsglobal.ca/Canada/Vietnam/vietnamese/contact_us.html để tìm và download về 2 mẫu form sau điền vào chi tiết : ( Apply as Visitor Visa nhưng chỗ Mục đích chuyến đi đến Canada : chọn Returning Student, đã từng bị fail Visa lần nào ở đâu nhớ ghi chi tiết vào mục 2b & 2c )
• IMM5257E
• IMM5645E
Sau khi Validate thì in ra rõ ràng, Cái trang Bar Code sẽ đưa lên đầu, kế tiếp là 2 mẫu form đó và các giấy tờ cần thiết đã chuẩn bị ở trên. KHÔNG CẦN khám sức khỏe nhé
Theo quan điểm của mình thì bạn nên nộp trực tiếp tại 162 Pasteur Q1, vào buổi trưa 1h sẽ nhanh hơn là nộp online, họ sẽ tự biết Returning Student nên sẽ làm Urgent Case cho mình chỉ mất 1 tuần là có Visa. Hầu như 99% sẽ đều được Renew Visa lại nếu học tập đàng hoàng.

+ HƯỚNG DẪN APPLY OPEN WORK PERMIT CHO VỢ/CHỒNG CỦA DU HỌC SINH Ở CANADA
Bạn nào có gia đình mà sang Canada học tập & làm việc dù chưa có PR/Citizen thì vẫn có thể Apply Open Work Permit để vợ/chồng bạn được phép đi làm full time và thời hạn ở lại Canada sẽ cùng thời gian Study Permit/Work Permit của bạn, còn các con bạn trên 4 tuổi sẽ được học miễn phí ở bang Ontario ( các bang khác có thể khác ), chỉ phải tốn tiền giữ/đưa đón after school thôi ( thường là tan trường lúc 3h~4h pm, tốn khoảng 600~900$/tháng). Bài này Phil Le sẽ hướng dẫn các bạn nộp online để open Work Permit cho chồng/vợ bạn mà không cần Job Offer, sau khi họ đến Canada theo Visitor Visa nhé, thời hạn xét và gửi giấy về nhà là 1~2 tháng.
Yêu cầu căn bản để tự apply online :
• Có khả năng đọc hiểu hoặc tra từ vựng English các form mẫu và làm theo đúng các hướng dẫn bằng English. Nếu không làm được việc này bạn có thể phải tốn 1~2k $ cho dịch vụ làm. Chịu bỏ thời gian đọc và làm theo các hướng dẫn mất khoảng vài ngày~1 tuần bạn có thể saving được số tiền tương đương làm part time labor job 1 tháng.
• Vợ/chồng cần open Work Permit phải có Visitor Visa và đang ở Canada.
Các giấy tờ cần chuẩn bị :
• Bản scan pdf Passport có Visa và còn hạn ít nhất 6 tháng của cả 2 vợ chồng bạn.
• Bản scan dịch thuật công chứng từ Sở Tư Pháp giấy Hôn Thú của 2 vợ chồng bạn.
• Bản scan pdf Study Permit còn hạn ít nhất 6 tháng hoặc cho đến hết thời gian học trên LOA ( Letter of Acceptance ) hoặc LOE ( Letter of Enrolment ). Nếu đã tốt nghiệp và có work permit rồi thì bạn phải có job letter thì spouse chồng/vợ bạn mới apply open Work permit được.
• Bảng scan pdf Transcript ( official hoặc bản in online từ website của trường đều okay )
• Bảng scan pdf LOE ( Letter of Enrolment ) xin từ nhà trường ( mất khoảng 10 ngày )
• Bảng scan pdf Receipt đã đóng học phí cho kỳ sắp tới.
• Bảng scan pdf Bank Statement hoặc Saving Account ở Canada : tối thiểu 30 ngàn $ đảm bảo đủ sống cho 2 người trong 1 năm tới nếu jobless
• Profile picture của spouse open work permit theo kiểu hình làm passport & visa nền trắng
• Thẻ credit card để trả phí $155
Cách nộp online :
• Tìm Panel Physician ở gần khu bạn ở : http://www.cic.gc.ca/pp-md/pp-list.aspx
• Đăng ký và book lịch hẹn đi khám sức khỏe để lấy IMM 1017B Upfront Medical Report form. Trước khi đi nhớ photocopy Passport & Visa của spouse chồng/vợ muốn apply open Workpermit. Chỉ đóng cash hoặc debit card để trả phí khoảng 150~200$. Khám xong bác sĩ phát cho cái form này về scan để nộp online.
• Lên trang : http://www.cic.gc.ca/english/e-services/account.asp để tạo account GCKey ( nhớ save lại các info và answer question cần thiết ) và sign in.
• Chọn mục Apply for Visitor visa, study and/or work permit sau đó Trả lời các câu hỏi thăm dò mục đích phù hợp, đến bước cuối sẽ download về form chính [IMM5710E], chọn mục An Initial Work permit with a new employer và điền đủ thông tin ( Nếu không phải form này thì quay lại trả lời các câu hỏi bên trên để lấy đúng [IMM5710E], số UCI nằm trong Visitor Visa Approval Letter.
• Sau khi Validate thì sẽ có Bar Code và upload các giấy tờ đã chuẩn bị ở trên kèm [IMM5710E] vừa điền.
• Bạn sẽ phải download các form phụ khác về điền đầy đủ thông tin xong Validate để upload online : [IMM5409E] ; [IMM5257B]…
• Apply và đóng phí bằng Credit Card và nhận email chờ giải quyết hoặc update hồ sơ. Họ sẽ mail về địa chỉ bạn cung cấp trong [IMM5710E] Form.
Một số lưu ý :
• Riêng form [IMM5713E] bạn điền xong phải in ra hard copy, ký tên lên Paper đó rồi mới Scan lại để upload, không thể upload bằng file pdf gốc validated như các form khác.
• Document No. có trong Visa dán trên Passport.
• Details of Employer thì cứ điền Not Applicable còn Address of Employer thì ghi tên city bạn đang sống.
• Job Title ghi Seeking Job, thời hạn làm việc ghi từ ngày điền đơn đến ngày hết hạn trên Study Permit/Work Permit của chồng/vợ bạn đang học/làm việc ở Canada, Current Occupation điền Accompanying Spouse

+ CÁCH LÀM OPEN WORK PERMIT CHO VỢ/CHỒNG VÀ VISITOR RECORD CHO CON LẤY LIỀN TRONG 1 NGÀY.
- Benefits : nhanh tiện gọn, cần gấp thì làm trong ngày lấy liền, không phải chờ 2 tháng như nộp online. Ngoài ra không phải tốn phí $100 khi làm Visitor Record cho con như khi nộp online.
- Drawbacks : Thời gian di chuyển đi và về mất 4 tiếng, chờ đợi làm thủ tục mất thêm 2 tiếng, chỉ làm vào thứ 3, 4 và 5, 24/24h.
- Giấy tờ cần có : LMIA hoặc Post Grad Work Permit của bạn; Employment Letter của bạn làm ngành nằm trong NOC O/A/B; kèm 3 paystub or payslip gần nhất; bankstatement 3 tháng gần nhất khoảng 10k $ và giấy khám sức khỏe nếu không ở Canada hơn 6 tháng ( họ không cần nhưng cứ đem theo vì một số officers sẽ hỏi ); Marriage Certificate; Birth Certificate của con, passports.
- Cách làm :
*Step 1 : lái xe đến Lewiston-Queenston Bridge biên giới với Mỹ gần Niagara Falls ( đừng đi chỗ Rainbow International Bridge vì sẽ đông ). Chạy thẳng qua tới trạm của Mỹ, bạn không cần Visa Mỹ, tới trạm chìa Passports ra nói "Hi, I wanna do Flagpole", hải quan Mỹ sẽ hướng dẫn chỗ đậu xe, đợi 5 phút lấy cái giấy màu trắng từ chối nhập cảnh Mỹ ( không ảnh hưởng gì đến việc xin Visa B1/B2 du lịch Mỹ sau này ), xong bạn lái xe vòng lại bên kia đường để về lại Canada, đóng 4.75$ phí cầu đường.
**Step 2 : Lái xe về lại trạm hải quan Canada chìa Passports ra nói "Hi, I wanna do Open Work Permit and Visitor Record", xong lấy cái giấy màu vàng và đậu xe ở tòa nhà gần đó theo hướng dẫn của hải quan Canada.
***Step 3 : Cầm hết giấy tờ và 2 tờ giấy vàng-trắng vào gặp Officer để đưa họ làm thủ tục, đóng phí Open Work Permit $255 còn Visitor Record thì miễn phí, chờ 1~2 tiếng và trả lời một số câu hỏi là có thể nhận được Open Work Permit và Visitor Record ngay tại chỗ. Với Visitor Record này con bạn từ 4~18 tuổi có thể học miễn phí ở bất cứ trường nào ở Canada

+ HƯỚNG DẪN NỘP ĐƠN CHO CON >4 TUỔI CỦA DU HỌC SINH HỌC MIỄN PHÍ
Các bạn có Citizenship và Permanent Resident (PR) thì các con >4 tuổi được miễn phí học Junior Kindergarten (JK) hoặc 5 tuổi học Senior Kindergarten (SK) quá đơn giản rồi. Bài này mình viết để hướng dẫn các bạn du học sinh có mang con theo có thể làm giấy tờ để cho con cái >4 tuổi được học miễn phí ở Toronto thuộc bang Ontario ( thủ đô Ottawa cũng thuộc bang Ontario, con nhỏ <4 tuổi phải gửi Day Care tốn 600~1k $ mỗi tháng ). Các tỉnh bang khác các bạn nên tham khảo thêm thông tin. Vui lòng đọc kỹ điều kiện, hướng dẫn và tự research thông tin trước khi hỏi, mình xin phép không trả lời các tin nhắn messenger vì không có nhiều thời gian take care case by case. Cám ơn các bạn đã tôn trọng và hỗ trợ.
ĐIỀU KIỆN CẦN :
• Cha/Mẹ có work permit hoặc study permit của văn bằng Diploma ( học College 2 năm trở lên hoặc theo đuổi việc học có bằng cấp cao hơn Diploma ). Nghĩa là các bạn học Post Grad hoặc Certificate thì các con bạn sẽ KHÔNG được học miễn phí ( một số bạn nói có luật mới cho phép con cái được học miễn phí cho 2 loại chương trình học này các bạn double check lại nhé ), phải đóng 4~6k $/semester ( equality 6~8k $/year ). Năm 2018~2019 có luật mới các bạn
• Đang ở tỉnh bang Ontario hợp pháp và có địa chỉ cư trú rõ ràng.
Các giấy tờ cần chuẩn bị :
• Bản photocopy & bản chính Passport có Visa và còn hạn ít nhất 6 tháng của cả chồng/vợ bạn có work permit hoặc study permit Diploma và các con nộp học.
• Bản dịch thuật công chứng từ Sở Tư Pháp giấy Hôn Thú của 2 vợ chồng bạn và Giấy Khai Sinh các con.
• Bản dịch thuật công chứng từ Sở Tư Pháp Sổ sức khỏe và theo dõi chích ngừa của các con bạn.
• Bản photocopy và bản chính Work Permit hoặc Study Permit Diploma còn hạn ít nhất 6 tháng hoặc cho đến hết thời gian học trên LOA ( Letter of Acceptance ) hoặc LOE ( Letter of Enrolment ). Con bạn sẽ được cấp Admission Letter theo thời hạn đến hết như trên Work Permit hoặc Study Permit của vợ/chồng bạn.
• Bản chính Social Insurance Number (SIN) và Transcript
• Bảng chính LOE ( Letter of Enrolment ) và Thư xác nhận hoàn tất đóng học phí Fee Confirmation Letter ( không bị nợ phí ) xin từ trường College hoặc hơn mà vợ/chồng bạn đã/đang theo học.
• Receipt đã đóng học phí cho các kỳ đã và đang hoặc sẽ học sắp tới.
• Bản chính Bank Statement hoặc Saving Account ở Canada : tối thiểu 20 ngàn $
• Giấy tờ để xác nhận địa chỉ nơi ở ( phù hợp với trường mà bạn đã chọn gần địa chỉ nhà nhất – nôm na là theo đúng Tuyến trường học ) : Giấy tờ thuê nhà, Bill phone & internet tháng gần nhất, hoặc Hợp đồng vay mua nhà hoặc Car Loan.
Cách nộp :
• Lên trang : http://www.tdsb.on.ca/Find-your/School/By-Address tìm trường gần nhà bạn nhất, họ chỉ chấp nhận cho con bạn học trường gần nhà dễ di chuyển và đỡ mệt cho trẻ
• Lên trường gần nhà nhất xin application điền vào và nộp kèm các giấy tờ đã liệt kê ở trên.
• May mắn họ sẽ nhận ngay còn nếu khó họ sẽ bắt bạn chạy lên Toronto District School Board (TDSB) địa chỉ 5050 Yonge St, North York, ON M2N 5N8 ( làm từ 8h30~4h30) để verify hồ sơ và cấp approval cho Admission Letter
• Sau khi có Admission Letter từ TDSB bạn hãy cầm về lại trường và họ sẽ hẹn ngày con bạn được đi học lên nhận lớp và chào cô thầy.

Mình viết bài này ngoài hướng dẫn còn là để trả lời chung cho nhiều bạn thắc mắc nên đi hay nên ở lại quê hương? Có nên ra đi vì con hay không? Quick answer : Không kể đến các unseen benefits, chỉ bàn về việc cho con cái ăn học đến nơi đến chốn, nếu bạn afford được chi phí học cho con ở VN theo tiêu chuẩn của trường Canadian International School (CIS) mỗi năm từ 200~500 triệu đồng/1 đứa con/năm thì cứ ở lại vì VN vẫn là quê hương máu mủ và nhiều người thân & bạn bè, cuộc sống nhàn hạ và có nhiều nơi vui chơi thỏa thích. Còn không đáp ứng được thì nên ra đi ( nếu có thể ), vì ở Canada con bạn sẽ được học từ mẫu giáo >4 tuổi đến hết high school hoàn toàn miễn phí. Nhìn biểu phí từ website của CIS để có cái nhìn rõ hơn : http://www.cis.edu.vn/hoc-phi-cac-phi-khac.html
Ngoài ra các bạn có thể làm VISA DU LỊCH MỸ - hàng xóm láng giềng với Canada qua Note của mình đã viết hướng dẫn rất chi tiết : https://www.facebook.com/notes/phil-le/hướng-dẫn-tự-điền-đơn-ds-160-xin-visa-b1b2-du-lịch-mỹ/1314254725266912/

2 năm trước
Hồi 11 – Job Offer
Những ngày đầu các bạn đặt chân đến Canada dù là PR hay international student status cũng mong muốn sẽ có professional job để xây dựng cuộc sống mới ở Canada. Hãy bắt đầu tìm hiểu ngay những trang web tuyển dụng ở Canada chứ đừng đợi đến lúc gần tốt nghiệp mới tìm thì sẽ khó chuẩn bị kịp cũng như mất nhiều cơ hội tốt. Job Offer cực kỳ quan trọng cho việc làm full time job mà còn để có kinh nghiệm Canadian Exp cộng điểm apply Express Entry lấy PR sau này.
1-Tìm hiểu Qualifications & Job Requirements :
Research xem Canadian Employers họ yêu cầu những gì từ vị trí công việc mình muốn làm và chuẩn bị từ tốn cho đến đúng thời điểm apply vào ngay thì cơ hội thành công sẽ nhiều hơn là thấy job ads rồi mới lót tót đi chuẩn bị sẽ không kịp. Ví dụ như công việc Technician của mình thì đa phần 99% họ đều yêu cầu Must have clean and valid G Driver License, private car, and Tools. Bằng lái và xe mình chuẩn bị trước gần cả năm, Tools ở Canada cực kỳ mắc và phải mua double vì ở Canada dùng cả 2 hệ thống đo lường SAE ( inches, pounds…) và Metric ( km, litres, mm…) nên phải mua Tools của cả 2 hệ này. Mình cứ đợi mùa sales thì vào Canadian Tire và Home Depot để mua dần, tổng cộng chỉ tốn tất cả ~$1,000 so với bình thường phải chi gần ~$3,000~$4,000 cho Tool Set. Ngoài ra cũng phải trang bị soft skills và đáp ứng 80% các bullet points họ đưa ra.
2-Chuẩn bị Resume & Cover Letter :
Khác với Vietnam, ở Canada họ không yêu cầu đưa hình và tuổi, hay Marriage status vào Resume để tránh phạm luật và tạo công bằng cơ hội cho mọi ứng viên. Bạn đưa các thông tin này vào Resume của bạn thì chỉ tạo đường dẫn vào trash bin nhanh hơn thôi. Resume tối đa 2 trang, và chỉ nêu ra các Experience related to the position, Cover Letter cũng có tiêu chuẩn, hãy đưa các key words bạn đã tìm hiểu trong Qualifications & Requirements của Job ads vào Resume & Cover Letter. Cách viết thì blah blah blah các bạn download trong Link sau tài liệu hướng dẫn tạo Resume, Cover Letter, và Interview phù hợp văn hóa làm việc ở Canada :
https://www.dropbox.com/s/4ispamn5jg2osx6/How%20to%20create%20Resume%20and%20Cover%20Letter.rar?dl=0
3-Rèn luyện English thật tốt :
Dĩ nhiên làm việc chuyên nghiệp ở Canada là phải có tiếng Anh để giao tiếp và trao đổi công việc. Các bạn đừng hỏi họ yêu cầu IELTS band mấy chấm này nọ vì sẽ không có yêu cầu nào về IELTS, việc nghe hiểu nói tốt English mặc định là Must-Have. Thường thì sau khi apply job họ sẽ gọi điện thoại để call interview các thông tin cơ bản về backgrounds của bạn, mong muốn của bạn, verify một số thông tin, hỏi một số câu về kinh nghiệm làm việc và bạn biết gì về công việc vừa apply và chuẩn bị muốn làm. Nếu nghe nói English chưa tốt thì sẽ bị loại từ vòng này mà không cần in-person-interview. Bạn có thể chuẩn bị các câu trả lời này trước và tập nói trước gương hoặc bắt cặp với 1 bạn thân nào đấy giỏi English để chỉnh sửa góp ý với bạn, rèn luyện mỗi ngày sẽ giúp bạn có ý để nói và tự tin hơn khi call interview.
4-Cần gì cho buổi Interview :
Ngoài trang phục, cầm theo 1 bộ Resume & Cover Letter, và các chi tiết râu ria khác, các bạn cần phải hiểu Employers họ cần gì ở một ứng viên, đáp ứng và thuyết phục được họ thì bingo, you’re hired! Tuyển cho vị trí có nhiều năm kinh nghiệm thì mình sẽ không đề cập ở đây vì vào phỏng vấn họ sẽ hỏi sâu vào chuyên môn, sau vài năm làm việc ở Canada các bạn sẽ dư sức trả lời các câu này, việc còn lại chỉ là thỏa thuận với nhau để có good deal về salary & benefits. Cái khó tréo nghoe ở Canada cho những người vừa đến hoặc du học sinh là : job thì yêu cầu Canadian Experience, nhưng bạn lại phải cần có job thì mới có Canadian Experience được. Tricks mình dùng ở đây cho những bạn mới tốt nghiệp, chưa có Canadian Experience nhiều để apply cho những vị trí Entry Level là bạn hãy ghi Professional Experience khi bạn thực tập/học/làm labs ở trường học vào mục Related Experience trong Resume và nói về nó trong buổi phỏng vấn, it works indeed ! Hoặc nếu bạn có kinh nghiệm làm việc ở Vietnam thì hãy cứ ghi vào nhưng đừng ghi chữ nào về Location ở Vietnam vào Resume, chỉ trả lời khi được hỏi và lướt qua khéo nhất có thể. Ví dụ như mình từng có kinh nghiệm làm cho nhà máy Suzuki Vietnam thì mình chỉ ghi kinh nghiệm làm việc cho Suzuki Corporation. Kinh nghiệm chỉ đơn giản là kinh nghiệm, là những gì bạn trải qua, học hỏi và biết cách giải quyết vấn đề đó. Hãy thật tự tin và nhanh nhẹn trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng, cho họ thấy bạn thật sự mong muốn làm việc ở vị trí này vì nó phù hợp với khả năng và kinh nghiệm của bạn, bạn thích thú công ty và vị trí này ( nhớ đọc thông tin trên website của người ta mà chém gió cho dễ và mượt ), bạn hoàn toàn có đủ khả năng để học hỏi và vượt qua các lớp training để làm việc tốt cho công ty, rằng bạn muốn có một công việc ổn định và làm cho công ty lâu dài. Hãy nhớ : Thái Độ ( Attitude ) là chiếm tới 80% thành công buổi Interview chứ không phải là Thần Thái nhé 😊
5-Nên ghi GPA, kết quả học tập hay thành tích gì vào Resume không? YES & NO
NO, nếu kết quả của bạn không tốt, chỉ vừa đủ tốt nghiệp hoặc ở mức kha khá thì không cần ghi vào, tập trung vào soft skills để trả lời phỏng vấn, không cần phải lo lắng về hard skills vì đa phần các công ty đều sẽ training cho entry level employees. Chỉ cần fundamental knowledge, basic rules, common senses and again : Attitude !
YES, nếu kết quả tốt và có nhiều thành tích, kể cả Volunteer hay Blood Donor, hãy ghi vào và thể hiện một cách khiêm tốn khéo léo. Một số quan điểm cho rằng ghi GPA vào hoặc học giỏi quá sẽ khó có việc, mình xác nhận đây chỉ là Myths ! Cả 2 job offers mình nhận được và qua 4 lần in-person-interviews thì employers đều impressive & respectful với GPA 4.2/4.5 và 5 Scholarships của mình. Ví dụ như khi được hỏi bạn có tự tin sẽ làm tốt công việc này không? Hoặc Bạn có khả năng gì để đáp ứng được yêu cầu của công việc? hoặc hãy cho chúng tôi lý do để nhận bạn vào vị trí này? Mình trả lời rằng : I am flexible, very quick to pick up new skills and eager to learn from others. Although this position has tons of tough requirements, I believe that I can do it perfectly because I’m kinda perfectionism and I prefer to work with plans and deadlines. As you can see in my Resume that I achieved 5 Scholarships with GPA 4.2/4.5, I know that this study outcome doesn’t show sufficiently my qualifications, but at least, it reveals my attitude, willingness and endeavor in order to adapt job requirements and overcome obstacles.
Vậy đấy các bạn, where there's a will there's a way, hãy cứ chuẩn bị mọi thứ thật tốt để khi Cơ hội và thời cơ đến bản thân đáp ứng ngay. Đừng chần chừ, hãy nhấc tay và xách não lên làm làm làm, học học học. Nếu bạn vẫn còn bị động ù lì ( mình từng bị trong trạng thái như vậy nhiều lần trong đời ), nhớ tìm đọc cuốn truyện mỏng Who Moved My Cheese ! có cả bản pdf English & Vietnamese trên Google, chỉ mất vài giờ đọc và bạn sẽ nhận ra được vấn đề để hành động tích cực. Cuộc sống là của chính bạn nên hãy làm những gì có thể để nó tốt hơn, bạn không làm cho nó khá lên được thì ai có thể đây !? Thôi đổ lỗi cho xã hội và gia đình, tất cả là do tự thân mình có muốn thay đổi hay không thôi :)

Một số bạn cũng hỏi thêm mình về công việc kỹ thuật ở Canada nên mình đưa ra Phân tích SWOT ( Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats ) để các bạn có cái nhìn khách quan mà lựa chọn.
- Strengths : điểm mạnh khi chọn học ngành kỹ thuật ở Canada là vì rất nhiều chương trình định cư của liên bang và tỉnh bang ưu ái ngành này ( NOC B ) do nhu cầu nhân lực ngành kỹ thuật ở Canada cực kỳ cao, phù hợp với một đất nước phát triển khai thác dầu mỏ và vận chuyển thông thương với Mỹ là chủ yếu. Cái lợi to lớn nữa là yêu cầu trình độ English không cần cao, chỉ cần giao tiếp cơ bản, nghe hiểu những thuật ngữ kỹ thuật, biết đọc work order và bản vẽ kỹ thuật là làm được. Dĩ nhiên nghề gì cũng có cái khó của nó, quan trọng là thái độ và tinh thần của các bạn vững để kiên trì học thành nghề.
- Weaknesses : Học kỹ thuật ở Canada bị rối ở chỗ đơn vị đo lường, do Canada 1 cổ 2 tròng vừa dùng cả hệ Imperial ( inch, feet...) và metric ( litre, km/h...) cùng nhiều tiêu chuẩn khắt khe, cũng như yêu cầu người học kỹ thuật cũng phải có nhiều Certificate và License thì mới hành nghề chuyên môn được. Các bạn phải sẵn sàng học hỏi trong mọi vấn đề  :D Và vì phải dùng cả 2 hệ đơn vị nên khi mua đồ nghề Tools các bạn cũng phải mua cả 2 bộ AKA tốn tiền, ở Canada kỹ thuật viên phải tự sắm lấy Tools chứ employers họ không trang bị cho nhé.
- Opportunities : rất nhiều nhu cầu tuyển dụng với mức lương dành cho sinh viên mới ra trường học nghề học việc dao động 18~28$/giờ ( tương đương 40~60k/năm ). Ngoài ra, dễ lấy full time job offer để nộp Express Entry định cư. Nếu các bạn chịu khó học thêm để lấy License thì lương có thể tăng gấp đôi, theo mình biết thì những kỹ thuật viên chuyên nghiệp trên 5 năm nghề thì làm lương năm không thua gì một kỹ sư. Ví dụ như Journeyman sửa xe tải chẳng hạn : có 310T License thì làm ở xưởng 45$/giờ còn khi ra field sửa xe ban dọc đường là 85~100$/giờ. Quan trọng các bạn phải yêu thích công việc các bạn sẽ làm thì mọi thứ đều ổn cả, lương và thu nhập không phải là tất cả câu chuyện.
- Threats : môi trường làm việc của ngành kỹ thuật đa phần dơ và bụi bặm ( trừ khi làm công việc văn phòng ), nhưng nghề nào thì cũng có nghiệp đấy, sinh nghề tử nghiệp mà, làm gì thì cũng có rủi ro và bệnh nghề nghiệp. Làm văn phòng thì ngồi nhiều đau lưng đau mông đau cổ tay cơ thể uể oải, làm xưởng thì hoạt động cơ thể nhiều và phải đứng nên tay chân đau nhức và dễ bị tai nạn lao động.

Hy vọng vài thông tin trên có thể giúp các bạn hiểu thêm để định hướng nghề nghiệp khi quyết định du học ở Canada. Hãy chọn nghề có cơ hội nghề nghiệp ở Canada, phù hợp với khả năng và sở thích của bản thân, bạn sẽ làm tốt và vượt qua mọi trở ngại, định cư chỉ còn là vấn đề thời gian.

 

Bài viết khác